(HBĐT) - Đến huyện Lương Sơn những ngày đầu năm, trong không khí rộn ràng của xuân Quý Mão 2023, khắp các nhà máy, công trường, trên mỗi con đường, tuyến phố, hoạt động sản xuất, giao thương hối hả bắt nhịp thời gian... Hiện, Lương Sơn đang nỗ lực phát triển để tạo bứt phá, tiến tới xây dựng huyện đạt tiêu chí đô thị loại IV, đến năm 2025 trở thành đơn vị hành chính cấp thị xã.
Bộ mặt đô thị thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) ngày một đổi mới.
Tự hào là vùng động lực kinh tế trọng điểm của tỉnh, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ huyện luôn xác định quan điểm chỉ đạo: Quy hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng phải đi trước một bước; tập trung phát triển mạnh công nghiệp để công nghiệp là nền tảng, động lực của nền kinh tế và tăng thu ngân sách; phát triển các ngành dịch vụ, vừa làm đòn bẩy kinh tế, vừa tạo sức tăng trưởng; đưa du lịch sinh thái nghỉ dưỡng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn cho các doanh nghiệp là nhiệm vụ thường xuyên; nỗ lực xây dựng huyện phát triển toàn diện, bền vững, tạo đà bứt phá cho quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, phấn đấu đến năm 2025, huyện Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV và trở thành thị xã.
Chia sẻ về mục tiêu phát triển đô thị của huyện, đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Theo mục tiêu Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 31/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tập trung huy động nguồn lực xây dựng huyện Lương Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV, phấn đấu đến năm 2025 đạt tiêu chí đơn vị hành chính cấp thị xã. Theo đó, đến năm 2024, huyện phải cơ bản hoàn thành hạ tầng khung đô thị Lương Sơn theo quy hoạch và phải nâng cấp được 6 đơn vị hành chính cấp phường thuộc khu vực trung tâm huyện. Ngoài ra phải đảm bảo các tiêu chí về quy mô dân số, mật độ dân số khu vực đô thị, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, tỷ trọng, cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, hệ thống các công trình hạ tầng đô thị phải đảm bảo theo quy định… Tất cả những nội dung đó đặt ra cho huyện rất nhiều nhiệm vụ phải làm. Trong đó, việc tập trung huy động nguồn lực là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng nhất, bởi phải có nguồn lực thì huyện mới triển khai đầu tư xây dựng được cơ sở hạ tầng đô thị và thực hiện các bước tiếp theo. Vì vậy, huyện đang nỗ lực tăng tốc, thực hiện tốt công tác quy hoạch, huy động tối đa các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là các công trình thiết yếu bảo đảm cho việc đánh giá đạt chuẩn thị xã. Huyện đẩy mạnh quản lý nhà nước về đô thị; xây dựng các tuyến đường xanh - sạch - đẹp; xây dựng cảnh quan đô thị, bảo đảm các vấn đề về môi trường. Thực hiện tốt cuộc vận động Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh...
Với quan điểm chỉ đạo đó, những năm qua, tranh thủ mọi nguồn lực của T.Ư, của tỉnh và nguồn thu ngân sách địa phương, huyện Lương Sơn đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và dịch vụ thương mại. Hạ tầng giao thông đô thị, nông thôn kết nối liên thông, đồng bộ, 100% được bê tông hóa, nhựa hóa. Nhiều công trình động lực, trọng điểm phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh đã được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm đầu tư xây dựng, như: Đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai (Hà Nội); đường vào KCN Nhuận Trạch; xây dựng tuyến kè chỉnh trị sông Bùi…
Huyện cũng triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác quy hoạch, định hướng không gian phát triển của huyện Lương Sơn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Trong năm 2022, huyện tổ chức lập Đồ án quy hoạch chung đô thị Lương Sơn; phê duyệt hơn 35 đồ án quy hoạch trên địa bàn huyện; lập 6 đồ án quy hoạch phân khu đơn vị hành chính cấp phường, 5 đồ án quy hoạch chung các xã; quy hoạch chi tiết các khu dân cư, dự án nhà ở trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó, huyện tập trung thu hút đầu tư, đẩy mạnh giải quyết các thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Năm 2022, huyện Lương Sơn xếp thứ 3 toàn tỉnh về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI), tăng 4 bậc so với năm 2021. Huyện thu hút được 15 dự án đầu tư mới, gấp 2,1 lần về số lượng, gấp 2 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ, nâng tổng số dự án đầu tư trên địa bàn huyện lên 219 dự án, trong đó có 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 304 triệu USD; 196 dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký 29.351,473 tỷ đồng. Một số dự án đầu tư trọng điểm trên địa bàn huyện đi vào hoạt động, khai thác như: Dự án Khu đô thị dầu khí Lar Savuer, xã Nhuận Trạch; dự án Khu đô thị nghỉ dưỡng cao cấp Ivory, xã Lâm Sơn… đã phát huy hiệu quả, góp phần làm thay đổi diện mạo của huyện.
Tín hiệu đáng mừng là trong năm 2022, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn do dịch Covid-19, nhưng nhờ chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong công tác chỉ đạo, tình hình KT-XH của huyện tiếp tục được duy trì và phát triển, các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng so với năm trước. Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất 16,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt 52,9 triệu đồng; thu NSNN thực hiện 1.022,886 tỷ đồng; tỷ lệ đô thị hóa đạt 48,2%; tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 650 triệu USD, chiếm 45,23% so với toàn tỉnh; tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 35% so với tổng số lao động; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia 81,69%. Năm 2022, huyện đã giải phóng mặt bằng và bàn giao 364,13 ha đất sạch cho các nhà đầu tư...
Những kết quả đạt được trong năm 2022 đã góp phần tạo nên bức tranh kinh tế của huyện Lương Sơn với nhiều khởi sắc. Đây sẽ là đòn bẩy để huyện tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển KT-XH năm 2023, tạo đà bứt phá trong tiến trình xây dựng huyện trở thành thị xã vào năm 2025.
Thanh Hoàn (Trung tâm VH-TT&TT huyện Lương Sơn)
(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.
(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.
(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.
(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.