(HBĐT) - Phát triển chăn nuôi tập trung và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi là những giải pháp để phát triển chăn nuôi bền vững. Đó cũng là điều kiện để thực hiện Đề án phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.


Đẩy mạnh chăn nuôi tập trung quy mô lớn để từng bước tạo ra sản phẩm chăn nuôi hướng đến xuất khẩu. Ảnh chụp tại phường Thống Nhất (TP Hòa Bình).

Trong Đề án phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 – 2025, tỉnh xác định mục tiêu quan trọng là phát huy lợi thế của địa phương để chăn nuôi một số loại chủ lực. Đồng thời phát triển đa dạng các loại vật nuôi không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, mà còn tiến tới xuất khẩu.

Để thực hiện mục tiêu đó, những năm qua, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó đã rà soát, quy hoạch phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng có lợi thế của từng địa phương gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và quy hoạch chăn nuôi của tỉnh, quy hoạch xây dựng nông thôn mới; từng bước chuyển đổi bền vững về phương thức chăn nuôi theo hướng tập trung, hàng hóa lớn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong công tác giống vật nuôi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi; xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y.

Lạc Thủy là một trong những địa phương phát triển mạnh về chăn nuôi của tỉnh, với nhiều sản phẩm nổi bật. Theo báo cáo của UBND huyện, để phát triển chăn nuôi hướng tới xuất khẩu, huyện chú trọng chăn nuôi quy mô lớn, tập trung, đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ về KHKT, ứng dụng KHCN trong chăn nuôi, như sản phẩm gà Lạc Thủy với số lượng chiếm trên 71% tổng đàn gà toàn huyện, hộ chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại chiếm 80% tổng số hộ chăn nuôi. Chăn nuôi dê đang được quan tâm hơn vì đem lại giá trị kinh tế cao và những điều kiện để phát triển phù hợp với tiềm năng, lợi thế. Huyện duy trì và phát triển ổn định trên 12.600 đàn ong mật, sản lượng trung bình hàng năm đạt trên 136 tấn. Ngoài ra, huyện phát triển đàn bò sữa và đàn bò hướng thịt (bò BBB) với 4 trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô trên 100 con, 3 trại chăn nuôi bò BBB quy mô gần 400 con. Tổ chức thực hiện dự án khoa học cấp cơ sở "Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên đàn bò cái nền Lai Sind tạo bê lai F1 BBB hướng thịt”.

Đồng chí Nguyễn Thị Phương Thủy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) tỉnh cho biết: Để tiến tới xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, ngành đã triển khai nhiều giải pháp. Trong đó thực hiện điều chỉnh quy mô đàn gia súc, gia cầm phù hợp với nhu cầu thị trường, cơ bản ban đầu đã đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng. Đẩy mạnh nhập mới, lai tạo các giống vật nuôi chất lượng cao để phát triển chăn nuôi công nghiệp hướng đến xuất khẩu; phát huy lợi thế các giống đặc trưng của địa phương. Tăng cường kết nối, hỗ trợ tiêu thụ các giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh, nhất là các giống bản địa đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể như: gà Lạc Sơn, gà Lạc Thủy, vịt cổ xanh Mai Hịch, lợn bản địa Đà Bắc, lợn đen Mường Pa.

Cũng theo đồng chí Phó Chi cục trưởng Chi cục CN&TY, hiện tại, các sản phẩm nông sản của tỉnh đáp ứng tiêu chuẩn và được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài không nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng. Thời gian qua, chi cục đã đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cho các sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, một số đơn vị có sản phẩm nông sản đáp ứng và phù hợp yêu cầu của xuất khẩu lại chưa có nhu cầu kết nối, phát triển thương mại. Vì vậy các mặt hàng chủ yếu là tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh, thành phố lân cận như: Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình. Để hướng tới xuất khẩu, cần được sự quan tâm, hỗ trợ và đầu tư từ các cấp, ngành, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để sơ chế, chế biến. Đặc biệt là chế biến sâu sản phẩm chăn nuôi nhằm tạo ra các loại sản phẩm thuận tiện cho vận chuyển, bảo quản và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Viết Đào


Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục