Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Chế biến thủy sản xuất khẩu.

Chế biến thủy sản xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong khi xuất khẩu thủy sản sụt giảm thì có hai dòng sản phẩm là cá khô và cá đóng hộp lại trở thành điểm sáng và ghi nhận kim ngạch xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ. Cụ thể, trong tháng 4, xuất khẩu cá biển khô các loại tăng 65%, đạt gần 26 triệu USD; lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, sản phẩm này đã thu về gần 78 triệu USD (tăng 33% so với cùng kỳ năm 2022).

Hai loại cá khô Việt Nam được ưa chuộng nhất hiện nay là cá cơm (chiếm 66%) và cá chỉ vàng (14%)…

Hiện 5 thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá khô của Việt Nam, bao gồm: Trung Quốc 56%, Nga 17%, Malaysia 8%, Hongkong (Trung Quốc) 4% và Hàn Quốc chiếm 3%. Ngoài ra, nhiều thị trường khác cũng tăng nhập khẩu cá khô của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm là Rumani (tăng 90%), Australia (tăng 10%), Lithuana (tăng 61%)...

Theo các chuyên gia kinh tế, diễn biến xuất khẩu sản phẩm cá khô của Việt Nam cho thấy, trong môi trường lạm phát, người tiêu dùng đã thay đổi thói quen mua sắm, nhất là trong bối cảnh phải thắt lưng buộc bụng về tiêu dùng. Sản phẩm tươi/sống đang dần dần bị thay thế bằng hàng khô và đóng hộp.

Rất may, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã nhận ra xu hướng này để linh hoạt điều chỉnh chiến lược marketing, tiếp thị thị trường và kế hoạch sản xuất, kinh doanh, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, thị trường xuất khẩu phù hợp với diễn biến của thị trường quốc tế trong năm 2023.

Một mặt, doanh nghiệp tích cực tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế tại Mỹ, Tây Ban Nha và Nhật Bản trong những tháng qua. Điển hình như Triển lãm thủy sản toàn cầu tại Barcelona (Tây Ban Nha) diễn ra cuối tháng 4 vừa qua đã thu hút 38 công ty thủy sản Việt Nam tham gia, gấp đôi con số của năm 2022. Trong khuôn khổ triển lãm, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tiếp tục tổ chức các hoạt động quảng bá, tuyên truyền các mặt hàng hải sản chủ lực của Việt Nam.

Ngoài hoạt động giao thương, năm 2023 còn tổ chức thêm hoạt động trình diễn món ăn được chế biến từ cá tra, tôm, cá ngừ, các mặt hàng khác với đầu bếp là người Việt Nam sinh sống và làm việc tại nước ngoài.

Mặt khác, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản đẩy mạnh quy trình chế biến tinh và chế biến sâu các sản phẩm thủy hải sản, kể cả cá biển khô. Theo tìm hiểu, trước đây khi nguyên liệu dồi dào, các doanh nghiệp chế biến thủy sản thường chọn phương thức sơ chế và cấp đông rồi đem xuất khẩu.

Gần đây các doanh nghiệp đã xoay sang hướng chế biến sâu, tinh chế và hướng đến thị trường "khó tính” như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ. Hơn thế, các nhà cung cấp thủy sản bây giờ ngoài áp lực phải điều chỉnh giá sao cho hấp dẫn thì còn phải quan tâm đến gia tăng dịch vụ cho sản phẩm để kích thích nhu cầu. Như với sản phẩm cá, nhiều nhà phân phối trên thế giới đang chú trọng cung cấp cá đã cắt khúc, ướp sẵn gia vị, chế biến ăn liền hoặc đóng gói sẵn kèm gia vị và hướng dẫn chế biến…

Khi sản phẩm được tinh chế kỹ, chế biến sâu theo thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng thì không chỉ người tiêu dùng của nước nhập khẩu được hưởng lợi mà ngay cả lợi nhuận mà các nhà chế biến, xuất khẩu Việt Nam thu lại cũng tăng lên. Bởi theo ước tính, nếu như chế biến thô, cấp đông xuất khẩu, một đồng vốn chỉ bán được 1,5-2 đồng thì tinh chế, chế biến sâu sẽ bán được giá 5-7 đồng. Hơn thế, phát triển công nghiệp chế biến sâu cũng là tiền đề để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị thủy sản thế giới…

Theo báo Nhân Dân


Các tin khác


Khởi sắc xã Đoàn Kết

Xã Đoàn Kết thuộc vùng sâu của huyện Yên Thủy, có trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là dân tộc Mường. Trong những năm qua, nhân dân luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương thoát khỏi diện khó khăn, hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới (NTM).

Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong triển khai dự án đầu tư trên khu du lịch hồ Hòa Bình

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình hiện có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa, du lịch được cấp phép hoặc cấp chứng nhận với diện tích sử dụng đất khoảng 1.444 ha, tổng nguồn vốn trên 3.300 tỷ đồng. Bên cạnh công tác thu hút đầu tư, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, thực hiện mục tiêu phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia.

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lành mạnh giữa báo chí và doanh nghiệp

Trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024, chiều 16/3, đại diện các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, đại lý quảng cáo đã cùng nhau trao đổi, thảo luận để tìm ra những mô hình hợp tác mới hiệu quả giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo trong bối cảnh hiện nay.

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Bàn thảo về thách thức và cơ hội của báo chí

Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024. Diễn đàn gồm 12 phiên họp, trong đó có 2 phiên toàn thể khai mạc, bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn, gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí.

Hiệu quả Đề án phát triển đàn trâu, bò trên địa bàn huyện Kim Bôi

Thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, huyện Kim Bôi đã khai thác tiềm năng, lợi thế đất đai, khuyến khích người dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục