(HBĐT) - Những ngày này, người dân TP Hòa Bình háo hức mong đến ngày vận hành thí điểm khu kinh tế ban đêm (KTBĐ) thuộc địa bàn 2 phường Phương Lâm, Đồng Tiến. Từ trung tuần tháng 8 đến nay, lực lượng chức năng tập trung hoàn thiện các hạng mục chỉnh trang đô thị, điện chiếu sáng, công trình phục vụ phố đi bộ chạy dọc đường đê Đà Giang. Khu KTBĐ đầu tiên của tỉnh dần hiện rõ hình hài, hứa hẹn trở thành không gian trung tâm kết nối nhiều hoạt động sôi nổi và ý nghĩa, giúp tăng sức hút cho thành phố bên sông Đà.


Cổng chào vào phố đi bộ trên tuyến đường đê Đà Giang (TP Hòa Bình).


Lung linh ánh điện dọc sông đà

Ghi nhận đến ngày 31/8, các hạng mục chỉnh trang đô thị liên quan đến tuyến phố đi bộ dọc đường đê Đà Giang đã cơ bản hoàn thành. Thực hiện nhiệm vụ từ trung tuần tháng 8, Phòng Quản lý đô thị, TP Hòa Bình đã tập trung triển khai các nội dung, đôn đốc đơn vị thi công đảm bảo tiến độ thực hiện các hạng mục chỉnh trang đô thị: Cổng chào phố đi bộ, đổ bê tông khung dầm sân khấu; gia công các ki ốt bán hàng lưu động mẫu; đặt các cột đèn trang trí chiếu sáng; bố trí khu trông giữ xe, hệ thống camera, loa phát thanh… Cùng với đó, Phòng Quản lý đô thị chủ trì, phối hợp các phòng, ban, ngành liên quan thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng; xem xét các tiêu chuẩn, quy chuẩn, điều kiện của tuyến đường đê Đà Giang nhằm đảm bảo các nội dung công việc được triển khai đúng kế hoạch đề ra và phù hợp tình hình thực tế.

Tuyến phố đi bộ được bố trí xen kẽ với các khu vực kinh doanh hàng hóa, ẩm thực dọc đường đê Đà Giang tới đây sẽ là không gian trung tâm kết nối toàn bộ hoạt động khu KTBĐ. Tuyến phố được thiết kế dài 2,5 km, tổng diện tích đất công cộng được sử dụng khoảng 20.000 m2. Cổng chào vào khu phố đi bộ đặt tại 2 vị trí: Vị trí 1 đầu đường đê Đà Giang phía chân đập thủy điện Hòa Bình, cạnh cổng sau nhà khách Công an tỉnh, thuộc tổ 6, phường Phương Lâm; vị trí 2 tại đê Đà Giang, phía chân cầu Hòa Bình II,  đầu ngõ 462 đường Cù Chính Lan, thuộc tổ 10, phường Đồng Tiến. Khi vận hành, tuyến phố có thời gian hoạt động từ 18h - 24h thứ Sáu, thứ Bảy hằng tuần và các   ngày lễ, Tết. 

Hứa hẹn trở thành khu kinh tế ban đêm sôi động

Đề án phát triển KTBĐ TP Hòa Bình (thí điểm tại phường Phương Lâm, Đồng Tiến) được UBND tỉnh phê duyệt ngày 9/9/2022, giao UBND thành phố chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện. Với tiến độ hiện nay, thành phố dự kiến cuối tháng 9 sẽ vận hành thử khu KTBĐ; chính thức khai trương vào cuối tháng 10/2023, đúng dịp tỉnh tổ chức Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ nhất, năm 2023.

Theo khảo sát của UBND TP Hòa Bình tại thời điểm trước khi thực hiện đề án, trên địa bàn thành phố có 1.279 doanh nghiệp, 62 hợp tác xã và trên 7.600 hộ kinh doanh, trong đó, hơn 50% hoạt động ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ, vận tải, du lịch. Riêng đối với dịch vụ ăn uống, các cơ sở kinh doanh ăn uống hoạt động vào ban đêm (sau 20h) tập trung nhiều tại các phường: Phương Lâm, Đồng Tiến, Quỳnh Lâm. Tuy nhiên, quy mô và hoạt động mới dừng ở mức độ nhỏ lẻ, rải rác, chưa có khu tập trung ẩm thực về đêm đủ lớn để có thể tạo sức hút, đáp ứng nhu cầu giải trí và trải nghiệm ẩm thực đêm của du khách, người dân. Trong khi đó, khu vực này được đánh giá cao về tiềm năng và mức độ phù hợp để thực hiện một mô hình KTBĐ. Bằng cách xây dựng thí điểm mô hình phát triển KTBĐ trên địa bàn phường Phương Lâm và Đồng Tiến, TP Hòa Bình kỳ vọng sẽ tạo cơ sở quan trọng để triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1129/QĐ-TTg, ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển KTBĐ của Việt Nam. Qua đó tạo thêm động lực giúp đẩy mạnh phát triển các ngành du lịch, dịch vụ của thành phố, đồng thời tạo cơ sở nhân rộng mô hình phát triển KTBĐ trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.

Theo đề án đã được phê duyệt, không gian khu KTBĐ thí điểm của TP Hòa Bình bắt đầu từ đầu đường Hòa Bình (từ Chi cục Thủy lợi Hòa Bình) đi dọc đường đê Đà Giang, điểm cuối là cầu Hòa Bình II, thuộc địa bàn 2 phường Phương Lâm, Đồng Tiến. Mô hình được triển khai tập trung vào năm 2022 - 2023, năm 2024 tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm làm căn cứ để phát triển mở rộng mô hình KTBĐ trên toàn thành phố giai đoạn tiếp theo. Theo quy hoạch tổ chức không gian khu KTBĐ TP Hòa Bình, ngoài tuyến phố đi bộ còn có các khu vực quan trọng như: Khu vực sân khấu, tổ chức sự kiện đặt tại địa bàn tổ 1, phường Đồng Tiến (giáp phía sau Sở Giao thông vận tải), có diện tích trên 400 m2, sử dụng làm nơi đặt biểu tượng của khu kinh tế đêm, tổ chức biểu diễn các hoạt động văn hóa nghệ thuật, văn nghệ dân gian, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của thành phố và tỉnh Hòa Bình; khu trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện ích, tài chính; khu nhà hàng karaoke, quán bar, cafe; khu ẩm thực… Dự kiến khi vận hành tổ hợp KTBĐ dọc sông Đà sẽ là "thỏi nam châm" có ý nghĩa thúc đẩy tiêu dùng trên địa bàn thành phố, phát triển du lịch thông qua tập trung phát triển lĩnh vực dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống, mua sắm và du lịch khám phá đêm sôi động của thành phố bên sông Đà. 

Đồng chí Bùi Quang Điệp, Chủ tịch UBND TP Hòa Bình khẳng định: KTBĐ đang là xu thế và sẽ là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH. Đối với TP Hòa Bình, xuất phát từ những tiềm năng vốn có và cảnh quan tươi đẹp, thành phố được xác định là phù hợp để phát triển mô hình KTBĐ. Tin rằng, KTBĐ sẽ củng cố thêm thương hiệu vốn có của thành phố trên cơ sở tích hợp sâu sắc với bản sắc văn hóa bản địa, phản ánh di sản văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của thành phố, đồng thời kết hợp với khung cảnh ban đêm thơ mộng dọc đường đê Đà Giang sẽ tạo ra không gian sinh hoạt ban đêm văn minh, hiện đại, giàu bản sắc. Đặc biệt, khi vận hành mô hình KTBĐ có thể khai thác hình ảnh đặc trưng du lịch "Hòa Bình - thành phố bên sông Đà” để lồng vào khung cảnh sống, tạo nên hình ảnh riêng cho kinh tế đêm của thành phố. Đây hứa hẹn là mô hình phù hợp, góp phần quan trọng kích cầu tiêu dùng - du lịch, giúp tăng trưởng kinh tế, tạo sinh kế bền vững, nâng cao đời sống Nhân dân, gắn kết cộng đồng, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, hướng đến xây dựng thành phố trở thành đô thị văn minh, hiện đại.


Thu Trang

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục