(HBĐT) - Theo kế hoạch giao vốn giai đoạn 2022 - 2023, tổng kinh phí thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTGQ) của tỉnh gồm: giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới (NTM), phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được giao trên 2.188 tỷ đồng. Để giải ngân đạt 100% nguồn vốn theo Công văn số 555/TTg-QHĐP, ngày 16/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy triển khai thực hiện 3 CTMTQG là thách thức lớn đối với tỉnh Hoà Bình. Trước thực tế đó, UBND tỉnh đã thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc triển khai các chương trình, đồng thời chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường phối hợp, đẩy nhanh tiến độ đảm bảo thực hiện giải ngân đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác khảo sát mô hình phát triển kinh tế có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia tại xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi).

Theo báo cáo của UBND tỉnh, trên cơ sở quyết định phân bổ vốn của T.Ư, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố phối hợp thống nhất, xây dựng phân bổ vốn trên cơ sở nguyên tắc tiêu chí, định mức vốn và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương đã được HĐND tỉnh thông qua.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, tiến độ triển khai các CTMTQG trên địa bàn chậm, tỷ lệ giải ngân đạt thấp, trong đó, hầu hết các huyện, thành phố và các sở, ngành làm chủ đầu tư đang tập trung giải ngân vốn chuyển nguồn năm 2022, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tư vốn năm 2023. Cụ thể, tính đến cuối tháng 7, CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giải ngân đạt 24,22% vốn đầu tư phát triển và 31,6% vốn sự nghiệp theo kế hoạch (bao gồm vốn từ năm 2022 chuyển sang). CTMTQG xây dựng NTM giải ngân được 47.479/306.621 triệu đồng vốn đầu tư phát triển, đạt 15% (bao gồm vốn năm 2022 chuyển tiếp và vốn năm 2023); vốn sự nghiệp giải ngân được 7.163/53.333 triệu đồng, đạt 13%. CTMTQG giảm nghèo bền vững tiếp tục hoàn thiện các thủ tục giải ngân xây dựng các công trình theo kế hoạch phân bổ vốn chi tiết.

Đánh giá về nguyên nhân giải ngân nguồn vốn chậm chủ yếu do quá trình triển khai các chương trình còn nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách từ T.Ư, hiện tiếp tục rà soát theo các hướng dẫn mới được ban hành. Bên cạnh đó, nhiều vướng mắc do yếu tố chủ quan của tỉnh như việc thực hiện phân bổ vốn CTMTQG xây dựng NTM theo Nghị quyết số 182 của HĐND tỉnh quy định thì định mức, tỷ lệ vốn đối ứng của địa phương hiện nay quá cao, dẫn đến khó thực hiện. Ngoài ra, nhiều dự án phải thực hiện thủ tục chuyển đổi rừng, đất rừng đã kéo dài thời gian thực hiện.

Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Ban chỉ đạo thực hiện các CTMTQG tỉnh cho biết: Tháo gỡ những vướng mắc từ cơ sở, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở KH&ĐT phối hợp các sở, ngành khẩn trương xây dựng Nghị quyết điều chỉnh Nghị quyết số 182 của HĐND tỉnh quy định về mức hỗ trợ sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển (nguồn vốn ngân sách T.Ư và vốn đối ứng ngân sách địa phương) thực hiện một số công trình, dự án trong CTMTQG xây dựng NTM tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025 sao cho phù hợp với thực tiễn địa phương. Đối với việc chuyển đổi rừng và đất rừng khi thực hiện các dự án, UBND tỉnh đang đốc thúc Sở NN&PTNT khẩn trương hoàn thành điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, trong đó sẽ bổ sung danh mục, diện tích rừng, đất rừng có liên quan đến thực hiện các dự án thuộc CTMTQG.

Triển khai các giải pháp thúc đẩy tiến độ thực hiện các CTMTQG, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ cho biết: Mới đây, UBND tỉnh ban hành các công văn chỉ đạo việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các CTMTQG. Trong đó, cập nhật, nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của T.Ư, các bộ, ngành, nhất là Nghị quyết số 88/NQ-CP, ngày 8/6/2023 của Chính phủ, Công văn số 555/TTg-QHĐP, ngày 16/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ để triển khai thực hiện. Các địa phương tiếp tục rà soát, bám nắm tiến độ các dự án, tình hình giải ngân vốn để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời, đối với các công trình, dự án có dư địa giải ngân ưu tiên giải ngân trước, không để chờ vốn. Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin hai chiều giữa cơ quan thường trực 3 chương trình cấp tỉnh với cấp huyện để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các thủ tục đầu tư.

Bên cạnh đó, rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các CTMTQG để tham mưu, đề xuất tỉnh giải pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, sớm phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn được giao. Phân tích, làm rõ nguyên nhân các dự án chậm tiến độ; thuận lợi, khó khăn trong áp dụng các văn bản hướng dẫn của cấp trên ảnh hưởng đến mục tiêu, nhiệm vụ từng CTMTQG để có giải pháp tháo gỡ và báo cáo bộ, ngành xử lý những nội dung vượt thẩm quyền. Đặc biệt, cần có cơ chế huy động nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước khi thực hiện các dự án nằm trong CTMTQG. Ưu tiên nguồn lực, lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình trên địa bàn xã phấn đấu đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các nội dung dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc các CTMTQG.

Phương Linh


Các tin khác


Phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ bền vững, hiệu quả

(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị liên kết là hướng đi bền vững, giúp nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và đầu tư có hiệu quả. Do vậy, thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Nghị định 98), ngành Nông nghiệp tỉnh và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Triển vọng phát triển cây thanh long ở xã Đông Bắc

(HBĐT) - Trên diện tích 3.500 m2 trồng thanh long đang cho thu hoạch, mỗi năm, gia đình ông Bùi Văn Bình, xóm Đồng Nang, xã Đông Bắc (Kim Bôi) thu về khoảng 150 triệu đồng. Chưa dám nói là cây làm giàu nhưng khoảng 5 năm trở lại đây cho thấy, cây thanh long đã giúp đời sống người dân xã Đông Bắc khấm khá hơn.

Thành phố Hòa Bình: Cải cách hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

(HBĐT) - Những năm qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn TP Hoà Bình được triển khai đồng bộ, đạt kết quả tích cực trên các nội dung. Trong đó, thành phố đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, hiện đại hóa hành chính Nhà nước; quyết liệt trong chỉ đạo giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao.

Tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,62% so với tháng trước

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của tỉnh tăng 0,62% so với tháng trước, tăng 1,12% so với tháng cuối năm 2022 và tăng 1,19% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ thêm nhiều hành lang rộng mở

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam từ ngày 10/9 đến 11/9/2023. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Hoa Kỳ thăm cấp Nhà nước theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và cũng là sự tiếp nối truyền thống gần 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ với nhiều dấu ấn phát triển về hợp tác kinh tế.

Tháo gỡ vướng mắc trong phòng, chống dịch bệnh động vật

(HBĐT) - Những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch bệnh (PCDB) động vật. Tuy nhiên, thực tế triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục