(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Kim Bôi, tổng số vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) trên địa bàn huyện năm 2023 và chuyển nguồn năm 2022 là 292.822 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư 147.106 triệu đồng, vốn sự nghiệp 82.298 triệu đồng. Tính đến thời điểm này đã giải ngân 37.868,5 triệu đồng, đạt 12,9%.


Từ nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất, nông dân xã Đú Sáng (Kim Bôi) phát triển mô hình liên kết trồng ớt đỏ, tạo vùng nguyên liệu cho HTX nông nghiệp xanh Kim Bôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Đối với CTMTQG xây dựng nông thôn mới, tổng số vốn kế hoạch giao 66.609 triệu đồng nguồn ngân sách Trung ương, đến ngày 15/8, huyện đã giải ngân 28.041,3 triệu đồng, đạt 42% kế hoạch vốn giao. Triển khai thực hiện nguồn vốn đầu tư của chương trình, UBND huyện đã phê duyệt danh mục 35 công trình cơ sở hạ tầng, trong đó có 19 công trình từ nguồn chuyển tiếp năm 2022 và 16 công trình khởi công mới năm 2023. Hiện huyện đang thực hiện các bước thủ tục đầu tư công trình và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. 

CTMTQG giảm nghèo bền vững được UBND huyện triển khai 7 dự án với tổng nguồn vốn giao 14.386 triệu đồng. Trong đó, vốn đầu tư 181 triệu đồng chuyển nguồn năm 2022, vốn sự nghiệp 14.205 triệu đồng. Theo lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bôi, đối với vốn đầu tư, huyện triển khai thực hiện tiểu dự án 3, thuộc dự án 4 về nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hoá thông tin thị trường lao động, kết nối sàn giao dịch trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu. Đến nay đã giải ngân đạt 10,6% kế hoạch vốn giao. Đối với vốn sự nghiệp, huyện thực hiện dự án 2 về đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; dự án 4 về phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; dự án 6 về truyền thông giảm nghèo thông tin và dự án 7 về nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình. Trong đó, thực hiện đa dạng hoá sinh kế, huyện đã giao hơn 7.391 triệu đồng cho các xã  làm chủ đầu tư thực hiện dự án nuôi bò lai sinh sản, nuôi trâu. Huyện cũng đã phân bổ hơn 2.500 triệu đồng cho Phòng NN&PTNT chủ trì thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất. Mở 4 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, 10 lớp tập huấn, 2 lớp học tập kinh nghiệm về nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở. 

Thực hiện CTMTQG về phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Kim Bôi đang tiến hành các bước đầu tư xây dựng 51 công trình cho các xã vùng đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí 83.200 triệu đồng từ nguồn vốn đầu tư năm 2022 và năm 2023. Đối với nguồn vốn sự nghiệp đã giải ngân 5.327/65.209 triệu đồng thực hiện các dự án hỗ trợ sinh kế, nâng cao năng lực cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện. 

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Việc triển khai thực hiện các CTMTQG trên địa bàn huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, chậm so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chủ yếu trong quá trình triển  khai có nhiều vướng mắc, như thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới, thực hiện tiêu chí số 14 về y tế đối với xã nông thôn mới nâng cao không thực hiện được do các xã chưa có nền tảng công nghệ thông tin, chưa có cơ sở vật chất, trang thiết bị để có thể triển khai đăng ký khám, chữa bệnh trên phần mềm và thực hiện khám, chữa bệnh trực tuyến đến cấp xã. Mặt khác, việc thực hiện các công trình còn chậm vì nhiều công trình phải hoàn thiện các thủ tục về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khan hiếm đất đắp công trình... Đối với nhiều dự án phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, phải điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng... 

Với quyết tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai có hiệu quả các CTMTQG, UBND huyện Kim Bôi xác định tiếp tục huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân, sáng tạo, linh hoạt trong triển khai tổ chức thực hiện. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia thực hiện các chương trình. "Huyện tập trung chỉ đạo phối hợp giữa các phòng, ban liên quan và UBND các xã, thị trấn trong quá trình triển khai thực hiện chương trình; kịp thời rà soát, tổng hợp, đề xuất các giải pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ sử dụng hiệu quả các nguồn vốn được giao. Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các chương trình, gắn trách nhiệm với từng phòng, ban, đơn vị về tiến độ triển khai các dự án, công trình" - đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết thêm. 

Đinh Hòa

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục