Từ cuối tháng 10, các hộ gia đình, nhà vườn cũng như các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Cao Phong hối hả vào vụ thu hoạch cam niên vụ 2023 - 2024, trong đó chủ yếu là cam lòng vàng. Với vị ngọt đậm đà, vỏ ngoài có hương dầu đặc trưng, cam Cao Phong vẫn được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.



Nông dân thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong thu hoạch cam CS1.

Hiện, toàn huyện Cao Phong có trên 1.740 ha cây ăn quả có múi, trong đó diện tích trồng cam trên 1.350 ha; diện tích thời kỳ kinh doanh gần 1.330 ha; diện tích cam trồng theo tiêu chuẩn VietGAP 536 ha. Qua khảo sát tại chợ dân sinh và các nhà vườn, HTX, tùy từng loại cam, kích cỡ quả mà giá bán lẻ giao động từ 15.000 - 25.000 đồng/kg. Nhanh tay lựa chọn những quả cam vỏ rám, màu vàng đậm, chị Nguyễn Thị Hồng Thương, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) cho biết: Từ nhiều năm nay, gia đình tôi rất thích mua cam Cao Phong nên tôi biết cách chọn những quả cam ngon, ngọt. Với thời tiết hanh khô đầu đông, ăn cam để tăng sức đề kháng và bổ sung vitamin là rất cần thiết, nhất là với trẻ nhỏ. Tôi tin tưởng lựa chọn cam tươi của các nhà vườn, hộ sản xuất trồng theo tiêu chuẩn VietGAP để cho gia đình sử dụng.

Là một trong những HTX nỗ lực xây dựng thương hiệu cam Cao Phong hữu cơ, nhiều năm nay, chăm sóc cam theo quy trình VietGAP đã được các hộ thành viên của HTX 3T nông sản Cao Phong (thị trấn Cao Phong) áp dụng. Bởi vậy, trên vỏ cam không thể tránh khỏi một số vết nhỏ do ruồi châm, nhện... Để đảm bảo chất lượng quả cam tươi khi đến tay người tiêu dùng, HTX bắt đầu thu hoạch cam từ 2 tuần trước. Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T nông sản Cao Phong cho biết: Những năm gần đây, với nhu cầu muốn được tiêu dùng sản phẩm an toàn của nhiều khách hàng, HTX không chỉ tiêu thụ qua kênh bán hàng truyền thống. Mỗi ngày, các hộ thành viên đều vào vườn cắt cam để đảm bảo quả luôn tươi, mới, đáp ứng các đơn hàng của khách tại các tỉnh, thành đặt hàng qua zalo, facebook, thậm chí là cả sàn thương mại điện tử. Bởi quy trình sản xuất nghiêm ngặt hoàn toàn hữu cơ, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng được sục rửa ozone và chọn lọc kỹ nên giá bán lẻ cam của HTX sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường khoảng 30%. Thời điểm này, HTX đã thu hoạch trên 10% diện tích.

Là hộ thành viên của Hội Người trồng cam thị trấn Cao Phong, từ khi bước vào niên vụ mới, ngày nào bà Bùi Thị Lan cũng tất bật trong vườn để cắt cam trả đơn cho khách hàng. Theo bà Lan chia sẻ, cam vừa là cây trồng để phát triển kinh tế, vừa là loại đặc sản địa phương mà tự tay bà trồng được để chia sẻ cho các thành viên trong gia đình thưởng thức. Vì thế chất lượng của cam và sự an toàn cho sức khỏe luôn là tiêu chí được đặt lên hàng đầu. Cùng sự đồng hành, hướng dẫn của Hội Người trồng cam thị trấn Cao Phong, diện tích cam gần 2 ha của gia đình bà đã áp dụng quy trình chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP nhiều năm nay. Niên vụ này, giá cam bán tại vườn của gia đình dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/kg. Vườn cam của gia đình bà nằm dọc bên đường, vì thế, ngoài các khách hàng quen và khách địa phương, cam của gia đình còn được bán cho nhiều khách du lịch từ các tỉnh, thành phố khi đến huyện tham quan, trải nghiệm.

Với hương vị đặc trưng, khó có thể nhầm lẫn với các loại cam khác, thời gian qua, cam Cao Phong đã khẳng định được vị trí trên thị trường. Cùng với việc chỉ đạo, khuyến khích nông dân, các hộ sản xuất, HTX chăm sóc tốt diện tích cam thời kỳ kinh doanh, huyện Cao Phong đang tập trung thực hiện tái canh cây cam theo Đề án tái canh cây ăn quả có múi của tỉnh. Đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết: Dự kiến sản lượng cam niên vụ 2023 - 2024 đạt khoảng 18.000 - 20.000 tấn. Giá trung bình của loại cam chín sớm như cam lòng vàng hiện nay dao động từ 18.000 - 20.000 đồng/kg; một số giống cam khác giá tương đối ổn định. Từ sau khi cam Cao Phong được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, cùng với chú trọng nâng cao chất lượng, đa dạng chủng loại sản phẩm từ cam, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức giữ gìn thương hiệu cam Cao Phong; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến thương hiệu nông sản đặc trưng của địa phương cũng như của tỉnh. Bên cạnh đó, đối với thực hiện Đề án tái canh cây có múi của tỉnh cũng như tái canh cây cam trên địa bàn huyện, trước mắt huyện xây dựng cánh đồng mẫu trồng cam. Định hướng sau này cánh đồng mẫu sẽ trở thành địa điểm để nông dân, du khách các nơi đến học hỏi kinh nghiệm, tham quan, trải nghiệm.

Thu Hằng

Các tin khác


Khuyến công Hòa Bình: Hoạt động hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, hoạt động khuyến công (HĐKC) đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc khuyến khích thúc đẩy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. HĐKC đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiếp cận và hiểu rõ hơn chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT).

Trà detox cam - món quà cho phái đẹp

Tiếp tục hành trình xây dựng thương hiệu cam hữu cơ của mình, HTX 3T nông sản Cao Phong (3T Farm) đang hoàn thiện những khâu cuối cùng để sớm ra mắt sản phẩm mới từ cam Cao Phong sấy khô. Với những tác dụng giúp tăng đề kháng cho người sử dụng, đặc biệt là tăng sắc khí cho chị em phụ nữ, sản phẩm Trà detox cam được HTX kỳ vọng sẽ được công nhận sản phẩm OCOP trong thời gian tới.

Thị trấn Mãn Đức: Cải cách hành chính, tạo niềm tin cho người dân

Thị trấn Mãn Đức là một trong những đơn vị cấp xã của huyện Tân Lạc được đánh giá cao về mức độ hài lòng của người dân trong giải quyết các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa.

Trên 238 tỷ đồng thực hiện dự án về phát triển giáo dục vùng dân tộc

Theo báo cáo của UBND tỉnh, thực hiện Dự án số 5 về phát triển giáo dục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS &MN, giai đoạn 2022 - 2023, tỉnh ta được phân bổ 238.198 triệu đồng thực hiện các tiểu dự án; trong đó vốn đầu tư phát triển 51.400 triệu đồng, vốn sự nghiệp 186.798 triệu đồng.

Đến năm 2030, xuất khẩu rau sẽ vượt 1 tỷ USD

Đến năm 2030, sản lượng rau cả nước đạt từ 23 - 24 triệu tấn; trong đó, sản lượng rau phục vụ chế biến khoảng 1 - 1,3 triệu tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu rau đạt khoảng 1 - 1,5 tỷ USD.

Huyện Kim Bôi: “Thay da đổi thịt” từ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Để giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí ở những xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong những năm qua, huyện Kim Bôi tập trung chỉ đạo xây dựng điểm và nhân rộng mô hình khu dân cư (KDC) NTM kiểu mẫu, vườn mẫu. Nhờ sự nỗ lực, đồng thuận từ chính quyền đến người dân, các KDC, vườn mẫu mang dáng vóc mới được hình thành, tạo sức bật giúp bộ mặt NTM của huyện ngày càng "thay da đổi thịt”. Từ năm 2020 đến nay, huyện đã công nhận 27 vườn mẫu, 11 KDC NTM kiểu mẫu. Bình quân tiêu chí NTM của huyện hiện đạt 13,6 tiêu chí/xã, có 4 xã đạt chuẩn NTM, bình quân thu nhập đầu người đạt 48 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 17,61%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục