Huyện Mai Châu có vị trí quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 6 chạy qua. 50 năm kể từ khi thống nhất đất nước, vùng đất Mai Châu đã "thay da, đổi thịt".


Hợp tác xã dệt thổ cẩm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Tháng 9/1956, theo Nghị định số 1053/TTg, huyện Mai Đà được chia thành 2 huyện: Mai Châu và Đà Bắc. Khi mới thành lập, huyện Mai Châu có 5 xã, dân số khoảng 15.226 người, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 1957, toàn huyện khai hoang được 50,2 ha, phục hồi 46,7 ha diện tích cày cấy, trồng màu đạt 1.358,68 ha, tăng 96,7 ha so với năm 1956. Bình quân lương thực đầu người đạt gần 300 kg. Những kết quả đó cho thấy nỗ lực vượt khó, vươn lên của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong năm đầu xây dựng huyện mới, tạo nền tảng cho sự phát triển những năm sau.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với khẩu hiệu "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện đã tổ chức 24 đợt khám tuyển, bổ sung cho quân đội 843 chiến sĩ. Nhân dân Mai Châu đã đóng góp 39.049 kg thóc, 21.172 kg sắn, 8.331 kg ngô cho Nhà nước..., góp phần làm nên trang sử vẻ vang của dân tộc. Huyện đã vinh dự được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Các xã Tòng Đậu, Chiềng Châu cũng được tặng danh hiệu cao quý này.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, huyện Mai Châu giành nhiều thắng lợi trong các giai đoạn cách mạng. Sau khi đất nước thống nhất, Mai Châu bước vào thời kỳ kiến thiết và phát triển. Giai đoạn 2000 - 2005, kinh tế huyện tăng trưởng nhanh trên nhiều lĩnh vực. Trong nông nghiệp thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Huyện chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch; các điểm du lịch từng bước hình thành, thu hút du khách. Đến năm 2005, thương mại, dịch vụ, du lịch chiếm 8,77% trong tổng giá trị sản xuất, tăng 3,99% so với năm 2000.

Đồng chí Hà Trọng Lưu, Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Châu cho biết: Năm 2015, xã đạt chuẩn nông thôn mới; năm 2021 đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và đang phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Năm 2024, xã đạt và vượt 16/17 chỉ tiêu nghị quyết Đảng bộ xã đề ra. Một số chỉ tiêu nổi bật như: thu nhập bình quân đầu người đạt 67 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,52%...

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Mai Châu đang tiến những bước vững chắc trên hành trình đổi mới, hội nhập. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch tích cực, lĩnh vực dịch vụ - du lịch tăng mạnh. Năm 2024, huyện đạt và vượt 18/20 chỉ tiêu nghị quyết. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 57 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13,36%. Kết cấu hạ tầng phát triển, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 30%. Đường liên xã cơ bản được nhựa hóa, đường liên thôn được bê tông hóa. 100% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, 98,8% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,07%. Huyện đón khoảng 770.000 lượt khách du lịch, tổng doanh thu đạt trên 927 tỷ đồng. Huyện có 8/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Đồng chí Hà Công Nghị, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy cho biết: Mai Châu đang khẳng định vị thế là điểm đến tiềm năng, sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Huyện tiếp tục tập trung các giải pháp phát triển kinh tế, lấy du lịch - dịch vụ làm nền tảng, thúc đẩy các lĩnh vực khác.

Vùng đất Mai Châu đã có bước tiến dài sau 50 năm giải phóng, nhưng vẫn còn những khó khăn, thách thức. Khai thác tiềm năng về đất đai, phong cảnh, bản sắc văn hóa..., Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Mai Châu sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.


Mạnh Cường

Các tin khác


4 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 745 triệu USD 

4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hòa Bình đạt 745,96 triệu USD, tăng 16,57% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu đạt 191,71 triệu USD, cho thấy xu hướng tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.

Đầu tư hạ tầng đồng bộ, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Trong nỗ lực cơ cấu lại ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) để tạo sự phát triển bứt phá hơn, giải pháp được tỉnh Hòa Bình chú trọng là đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp (K,CCN) với hạ tầng đồng bộ và có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư. Quá trình thực hiện tuy còn nhiều khó khăn nhưng cho thấy sự đúng đắn từ quyết sách đến những bước đi bài bản, thận trọng.

Chuyên gia JPMorgan nêu lý do khiến giá vàng có thể biến động mạnh

Các nhà phân tích tại JPMorgan đã nêu kịch bản trong đó giá vàng có thể chạm ngưỡng 6.000 USD/ounce vào năm 2029, tăng gần gấp đôi so với mức 3.300 USD/oune hiện nay.

Vốn chính sách giúp giải quyết việc làm cho hơn 3.800 lao động

Trong 4 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình đã giải ngân hơn 761,5 tỷ đồng cho 12.657 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn. Trong đó, chương trình cho vay giải quyết việc làm đạt doanh số cao nhất với trên 239 tỷ đồng, qua đó hỗ trợ tạo việc làm cho 3.892 lượt lao động.

Khai thác lợi thế đồi rừng phát triển chăn nuôi

Ở các xã vùng cao trong tỉnh, sinh kế của nhiều hộ dân vẫn gắn bó với đồi rừng. Trong đó, việc tận dụng lợi thế đất rừng rộng để phát triển chăn nuôi trâu, bò và các loại vật nuôi khác là hướng đi đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ.

Huyện Lương Sơn bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đảm bảo an sinh tại thôn Đồng Om, xã Cao Dương

UBND huyện Lương Sơn vừa tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác giải phóng mặt bằng và di dời dân cư tại khu vực thôn Đồng Om, xã Cao Dương – nơi đang chịu ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác khoáng sản và dự án Nhà máy Xi măng Hoàng Long.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục