Ngày 15-1, giá đường trên thị trường đã có dấu hiệu chững lại sau khi tăng lên đến 16.500-17.000 đồng/kg, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng vẫn ở mức cao 18.500-19.000 đồng/kg, so với cùng kỳ giá đường đã tăng hơn 100%.

Giá đường tăng cao vào dịp tết khiến người tiêu dùng lo ngại. Trong ảnh: chọn mua đường ở chợ Trần Chánh Chiếu (TP.HCM) - Ảnh: N.B.

Giá đường tăng vào đúng cao điểm mùa tết khiến không ít doanh nghiệp, hộ sản xuất nhỏ... lao đao.

4 ngày tăng 1.000 đồng/kg

Nhiều điểm bán ở khu vực chợ Trần Chánh Chiếu (Q.5, TP.HCM) cho biết gần một tuần nay giá đường đột ngột tăng mạnh, một số loại đường như đường Ninh Hòa, Phan Rang nhập sỉ tăng từ 15.400 đồng/kg lên đến 16.500 đồng. Ông N.V.Tuấn - chủ cơ sở sản xuất nước giải khát Q.6 - cho biết giá đường mua tại đầu mối đã tăng bình quân 1.000 đồng/kg, lên 197.000 đồng/cây (12kg). Trong ngày 15-1 giá đường đã chững lại và đang có xu hướng giảm nhẹ 200-300 đồng/kg trước thông tin các nhà máy đường tiếp tục bán ra.

Bà Nhàn - tiểu thương kinh doanh khu vực chợ Trần Chánh Chiếu - cho biết đang vào mùa cao điểm của hàng tết, nhu cầu sử dụng đường cho sản xuất chế biến tăng mạnh, giá đường tăng 1.000 đồng/kg trong vòng bốn ngày đã làm nhiều cơ sở sản xuất phải tính toán giá bán. Riêng đường gói Biên Hòa phục vụ tiêu dùng cũng tăng lên 18.500 đồng/kg.

Tại các siêu thị, đường nằm trong những mặt hàng bình ổn giá tết nên giá không biến động mạnh. Siêu thị Co.op Mart giá đường trắng Thành Thành Công 17.900 đồng/kg, đường Biên Hòa 18.200 đồng/kg. Siêu thị Big C thực hiện chính sách giá rẻ cho mặt hàng đường nên chỉ bán ra 17.300 đồng/kg.

Các siêu thị khẳng định nguồn đường vẫn đang rất dồi dào, đặc biệt từ ngày 15-1 nguồn hàng dự trữ nằm trong chương trình bình ổn giá tết của UBND TP.HCM bắt đầu được bung ra. Giá đường trong siêu thị thấp hơn ngoài thị trường nên đã xảy ra tình trạng các điểm bán vào siêu thị gom hàng. Hiện một số siêu thị đã giới hạn một người mua không quá 2-5 kg đường.

Giá bán đường

Đồ họa: VĨ CƯỜNG

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 15-1, ông Đoàn Xuân Hòa - cục phó Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) - cho biết đã triển khai kế hoạch nhập khẩu 150.000 tấn đường. Ngoài ra, để bình ổn thị trường đường, Bộ NN&PTNT cũng đã yêu cầu các nhà máy đường tính toán lại chi phí, giảm giá thành sản xuất. Bộ cũng yêu cầu các nhà máy bán không quá 15.000 đồng/kg (đường thô RS) và 16.500 đồng/kg (đường tinh luyện RE) trong dịp tết.

Theo giới kinh doanh, hiện tượng giá đường tăng ảo những ngày qua là do bị làm giá. Nguồn đường không hề khan hiếm, thậm chí rất dồi dào nhưng giá đường vẫn tăng do thông tin đường Thái nhập lậu giảm mạnh. Lượng đường cung cấp cho thị trường vẫn dồi dào và giá đường chắc chắn hạ nhiệt trong vài ngày tới.

Tăng theo giá thế giới

Ông Hà Hữu Phái, tổng thư ký Hiệp hội Đường VN (VCSA), cho biết giá đường trong nước tăng thời gian qua do ảnh hưởng bởi giá đường quốc tế. Hiện giá đường thế giới ở mức cao nhất trong 29 năm qua, trên 700 USD/tấn.

Giải thích này có nhiều điểm chưa hợp lý vì hiện VN chưa cần đến lượng đường nhập khẩu. Bởi theo VCSA, hiện có 40 nhà máy đường đang hoạt động, mỗi ngày sản xuất 8.000-10.000 tấn đường, tương đương nguồn cung đường mỗi tháng là 230.000-250.000 tấn, thừa đáp ứng nhu cầu trong vài tháng tới. Chưa kể còn 137.000 tấn đường tồn kho tính đến ngày 12-1 vừa qua.

Theo ông Nguyễn Thành Long - tổng giám đốc Công ty Mía đường Cần Thơ, giá đường biến động là do cung cầu, doanh nghiệp không thể điều tiết được. Thời gian qua, một số nhà máy đường ở ĐBSCL đã chủ động giảm giá bán buôn và giảm giá mua mía nguyên liệu. Nhưng thực hiện được chưa lâu thì giá đường thế giới tăng kéo giá bán lẻ ngoài thị trường tăng tương ứng, giá nguyên liệu lại tăng lên.

Các công ty đường cho rằng giá mua mía nguyên liệu đã tăng gấp đôi so với đầu năm 2009 nên giá đường cao như hiện nay cũng là điều hợp lý. Thực tế giá mua mía đầu năm 2010 so với đầu năm 2009 chỉ tăng 50-80% tùy địa phương và giá thành đường vụ 2008-2009 mà Bộ NN&PTNT cho biết vào khoảng 7.500 đồng/kg. Do đó giá thành đường hiện nay cũng chỉ ở mức trên 13.000 đồng/kg.

“Không thể chấp nhận”

Có một thực tế là giá đường bán lẻ ngày một tăng nhanh hơn so với giá bán buôn từ các nhà máy. Hồi tháng 1-2009, giá đường bán buôn tại các nhà máy vào khoảng 7.500 đồng/kg, đường bán lẻ ngoài thị trường ở mức 10.000 đồng/kg.

Tới đầu tháng 8-2009, khi giá bán đường của các nhà máy lên gần 14.000 đồng/kg thì tại các siêu thị Co-op Mart, giá đường Biên Hòa vitamin A là 15.500 đồng/kg, đường kính trắng Thành  Thành Công 15.000 đồng/kg..., giá đường bán lẻ trên thị trường đã tăng lên mức 16.000 đồng/kg.

Như vậy, trong suốt thời gian này giá bán lẻ đường thường chỉ cao hơn giá bán buôn tại nhà máy 2.000-3.000 đồng/kg. Nhưng những ngày qua, khi nhiều nhà máy tăng giá lên 17.000 đồng/kg thì giá ngoài thị trường nhiều nơi đã lên tới 21.000-22.000 đồng/kg, chênh 4.000-5.000 đồng/kg.

Ông Đoàn Xuân Hòa cho biết: “Giá đường RE Biên Hòa loại 500g/gói bán sỉ với giá 18.000 đồng/kg nhưng bán lẻ lên tới 22.000 đồng/kg là quá cao, không thể chấp nhận được”.

                                                                          Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục