Hội nghị được tổ chức ngày 5/5, tại thành phố Vinh (Nghệ An)

 

Các đại biểu đã được nghe tham tán kinh tế Đại sứ quán Việt Nam tại Lào giới thiệu môi trường đầu tư và cơ chế chính sách của Chính phủ Lào đối với đầu tư nước ngoài vào Lào.

Hiện Hội Phát triển kinh tế Việt Nam- Lào- Campuchia tỉnh Nghệ An có 50 hội viên cá nhân và 27 hội viên tập thể. Sau hơn 1 năm hoạt động, Hội đã tạo cầu nối cho các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An hợp tác đầu tư trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội và du lịch vào Lào và Campuchia mà chủ yếu là thị trường Lào.

Các doanh nghiệp Nghệ An đã nhập khẩu được 160.000m3 gỗ, xây dựng nhiều công trình cầu đường, nhà cửa trị giá hàng ngàn tỷ đồng; đầu tư khai thác mỏ trên 9.250 tỷ đồng, đầu tư chăn nuôi 40 tỷ đồng. Riêng tại tỉnh Xieng Khoang (Lào), có 12 công ty đang hoạt động hợp tác đầu tư, nổi bật là các Công ty Phát triển đầu tư thương mại Việt- Lào, Thái Dương, Mạnh Phú, Đa Ly, Huy Hoàng…

Với quan điểm “Hợp tác phát triển, đầu tư vào Lào là góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đối ngoại, ổn định chính trị, quốc phòng an ninh”, các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An đã phối hợp các nước bạn đầu tư khai thác tài nguyên, công nghệ và đào tạo nhân lực...

Trong thời gian tới, Hội sẽ tập trung vào 1 số nhiệm vụ trọng tâm như giới thiệu môi trường đầu tư, khảo sát môi trường đầu tư tại Lào, trước mắt phói hợp với Bạn tổ chức khảo sát tại 2 tỉnh Boly khamxay và Xieng Khoang.

Nhân dịp này lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã mời gọi thu hút các thành viên có năng lực quan tâm hợp tác với Lào và Campuchia, cho dù có gặp nhiều khó khăn về vốn và cơ sở vật chất nhưng phải có hướng khắc phục dựa trên tình cảm hữu nghị đặc biệt, nhằm phát triển kinh tế và củng cố thắt chặt thêm mối tình đoàn kết hữu nghị 3 dân tộc.

Phía tỉnh Nghệ An sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ chế chính sách cho các nhà đầu tư phối hợp với Sở kế hoạch đầu tư tham gia các dự án có hiệu quả, đồng thời định hướng  các nhà đầu tư trên địa bàn thuộc tỉnh quản lý chấp hành tốt luật pháp nước sở tại, không ngừng nâng cao hiệu quả đầu tư các bên cùng có lợi./.

Theo VOV

 

Các tin khác


Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục