Chị Bùi Thị Điệu, xóm Tớn, xã Nam Sơn chăm sóc giàn su su đang bắt đầu cho thu hoạch ngọn

Chị Bùi Thị Điệu, xóm Tớn, xã Nam Sơn chăm sóc giàn su su đang bắt đầu cho thu hoạch ngọn

(HBĐT) - Trên cùng một đơn vị diện tích, cây su su lấy ngọn cho giá trị kinh tế cao hơn hẳn các loại cây truyền thống đang trồng tại địa phương. Trong vài năm gần đây, thực tế này đã mở ra triển vọng mới cho nhiều hộ nông dân, đồng thời được xác định là cơ hội lớn dành cho các xã vùng cao huyện Tân Lạc.

 

Nếu như vụ đông năm 2007, xóm Biệng, xã Quyết Chiến chỉ có 9 hộ nông dân tham gia mô hình thí điểm trồng su su lấy ngọn do Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh thực hiện với tổng diện tích gần 0,5 ha thì đến nay, cả xóm đã có 69 hộ trồng su su với tổng diện tích khoảng 13,2 ha. Trong đó, có 60 hộ trồng lấy ngọn với diện tích khoảng 9,2 ha và 9 hộ trồng lấy quả với diện tích khoảng 4 ha. Là loại cây ưa lạnh, su su lấy ngọn tỏ ra phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây. Mặt khác, yêu cầu về vốn đầu tư và kỹ thuật chăm sóc lại khá đơn giản nên nhanh chóng tạo được sức hút đối với nhiều hộ dân. Sau một thời gian trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật, cây phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch ngọn từ tháng thứ ba, thu đều đặn 2 – 4 lần/tuần trong vòng 4 – 6 tháng/năm, năng suất khoảng 60 – 90 kg/1.000 m2. Với giá thu mua tại vườn khoảng 3.000 – 5.000 đồng/kg như hiện nay, 1.000 m2 trồng su su lấy ngọn sẽ cho thu nhập khoảng 180.000 – 450.000 đồng mỗi lần thu, hiệu quả kinh tế không dưới 2 triệu đồng/tháng, vào thời điểm thu hoạch rộ và trúng giá thì thu nhập lên đến 5 triệu đồng/tháng.

 

Chị Bùi Thị Ại ở xóm Biệng cho biết: Trồng su su lấy ngọn cho năng suất cao hơn nhiều so với các loại cây bản địa như lúa, ngô, sắn, đậu tương… Yên tâm nhất là đầu ra cho sản phẩm ngọn su su khá ổn định nên người dân hái bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Điều này lý giải tại sao xóm Biệng nhân rộng được mô hình trồng su su lấy ngọn trong khi trước đó có rất nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp chưa đem lại hieuẹ quả cao. Nhiều hộ tiếc nuối vì quỹ đất không còn để đầu tư quy mô lớn. Bản thân gia đình chị Bùi Thị Ại sau một thời gian trồng thử nghiệm 400 m2 su su lấy ngọn cũng đã nhận thấy lợi ích kinh tế nổi bật của hướng đi này, từ đó mạnh dạn chuyển đổi các diện tích cây trồng khác để tập trung trồng su su.  

 

Theo thống kê sơ bộ, bốn xã Quyết Chiến, Nam Sơn, Bắc Sơn và Ngổ Luông của huyện Tân Lạc hiện có 308 hộ trồng su su với tổng diện tích trên 27 ha. Trong đó, có 242 hộ trồng lấy ngọn với diện tích trên 19 ha, 66 hộ trồng lấy quả với diện tích 08 ha. Riêng xã Quyết Chiến có 155 hộ trồng, diện tích khoảng 14,6 ha. Đến thời điểm này, su su đã lên giàn, các hộ chăm sóc đúng kỹ thuật nên cây phát triển tốt và ước khoảng giữa tháng 5 sẽ cho thu hoạch rộ. Nổi bật là gia đình anh Nguyễn Văn Quang, vốn là người ở thị trấn Mường Khến. Sau khi tìm hiểu và nhận thức rõ giá trị kinh tế vượt trội của cây su su, anh Quang đã lên Quyết Chiến thuê đất đầu tư trồng 2 ha su su lấy ngọn và 1 ha su su lấy quả. Nhìn vườn su su xanh mướt mắt đang trải rộng và bắt đầu cho thu hoạch rộ, anh Quang càng thêm vững tin vào sự lựa chọn của mình.

 

Anh Bùi Văn Bền, Phó Chủ tịch UBND xã Quyết Chiến khẳng định: Sau vài năm xuất hiện, mô hình trồng su su lấy ngọn đã khẳng định được sức sống bền bỉ tại Quyết Chiến và các xã lân cận. Đặc biệt, hướng đi này đang được kỳ vọng là sẽ mở ra cơ hội lớn, thúc đẩy sự phát triển KT-XH của các xã vùng cao huyện Tân Lạc./. 

 

                                                                                  Thu Trang

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục