Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, tuy nhiên, vụ mùa năm nay đã đạt được những kết quả nhất định

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, tuy nhiên, vụ mùa năm nay đã đạt được những kết quả nhất định

(HBĐT) - “Vụ xuân năm nay là vụ sản xuất khắc nghiệt khi phải liên tiếp đối mặt với nhiều thách thức đến từ thời tiết và dịch bệnh. Nhưng cũng chính vì thế, thắng lợi của vụ xuân trở thành yếu tố quyết định trong trong sản xuất nông nghiệp cả năm 2010” – ông Trần Bảo Toàn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đã khẳng định điều đó khi nhìn nhận diễn biến phức tạp của vụ xuân 2010 và cho rằng, nỗ lực vượt qua thách thức là “công cụ” giúp nông dân toàn tỉnh gặt hái được thành công lớn.

 

Vụ xuân năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino nên nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm và ngược lại, lượng mưa trong vụ thấp hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng gay gắt kéo dài gây hạn hán trên diện rộng. Đến ngày 25/3, diện tích lúa xuân bị hạn toàn tỉnh đã lên tới 5.100 ha (chiếm khoảng 30% tổng diện tích gieo cấy), nhiều diện tích khan nước phải chuyển sang trồng màu, nhiều diện tích có nguy cơ mất trắng do hạn. Trước tình hình đó, cả hệ thống chính trị và các đơn vị trong ngành nông nghiệp đã đồng loạt vào cuộc, cùng với nông dân trong tỉnh dồn sức chống hạn cứu lúa thông qua các hoạt động thiết thực như hỗ trợ tiền điện và mua máy bơm, tu sửa trạm bơm điện, nạo vét kênh mương, điều tiết nước… Kinh phí chống hạn được phân bổ ngay từ đầu vụ, nhờ đó các địa phương đã triển khai biện pháp chống hạn một cách chủ động, kịp thời và hiệu quả. Đến giữa tháng 4, những trận mưa lớn đã “tiếp sức” cho con người trong nỗ lực giải cứu lúa xuân bứt khỏi áp lực của thời tiết. Đủ nước, cây lúa sinh trưởng và phát triển khá thuận lợi trong giai đoạn làm đòng và trỗ đòng. Nguy cơ thiệt hại do hạn hán kéo dài đã hoàn toàn được khống chế.

 

Tuy nhiên ngay sau đó, tình hình dịch bệnh trên cây lúa bắt đầu diễn biến phức tạp với sự xuất hiện khá dày đặc của các bệnh lùn sọc đen, vàng lùn lùn xoắn lá, rầy nâu, rầy lưng trắng… Riêng diện tích bị nhiễm bệnh lùn sọc đen là 324 ha, khiến nhiều hộ nông dân không khỏi lo ngại khi nghĩ tới nguy cơ lây lan dịch bệnh. Đây cũng là nguy cơ đặt ra đối với ngành chăn nuôi khi dịch lở mồm long móng bắt đầu xuất hiện tại một số địa bàn của huyện Cao Phong và Đà Bắc. Kế tiếp là dịch tai xanh ở lợn xuất hiện trên địa bàn huyện Tân Lạc với trên 200 con mắc bệnh và 57 con chết. Trước diễn biến này, song song với việc thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước và bám sát định hướng chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành NN&PTNT đã đẩy mạnh các biện pháp chuyên ngành nhằm khẩn trương dập dịch, nâng cao hiệu quả công tác kiểm dịch và phòng chống dịch. Đặc biệt, mạng lưới khuyến nông viên, thú y viên cơ sở đã hoạt động tích cực, sâu sát địa bàn để hướng dẫn nông dân thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật trong canh tác và chăn nuôi. Nhờ nỗ lực đồng bộ đó, dịch bệnh đã được khống chế kịp thời và giảm thiểu mức độ thiệt hại trong vụ xuân 2010.

 

Bà Đặng Thị Kem, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc cho biết: Trong điều kiện khó khăn về nhiều mặt, chính quyền địa phương, ngành chức năng và đặc biệt là người nông dân đã cùng nỗ lực vượt qua thách thức, giải quyết được các vấn đề quan trọng như cơ cấu giống, thời vụ sản xuất, quy trình chăm sóc… Do đó, bảo toàn được thành quả của mùa vụ. Vụ này, huyện Tân Lạc trồng 1.895 ha lúa (tăng 18,4% so với kế hoạch), trong đó chủ động chuyển gần 105 ha lúa bấp bênh nước sang trồng màu và có trên 1.800 ha sử dụng giống lúa mới. Huyện cũng đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ xuân bằng cách đưa các cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như cây su su lấy ngọn, bí xanh, ớt, tập trung thâm canh các loại cây màu… Chính vì thế, bức tranh vụ xuân 2010 của huyện Tân Lạc thêm phần khởi sắc với nhiều mảng màu tươi sáng.

 

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT: Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy gần 15.950 ha lúa, trong đó tỷ lệ giống lúa tiến bộ đạt 86,5%. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 76.560 ha, tăng 3% so cùng kỳ năm 2009. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch được trên 4.500 ha lúa vụ xuân, năng suất bình quân ước đạt trên 53 tạ/ha, trong đó nhiều địa bàn của huyện Kim Bôi, thành phố Hoà Bình, Lương Sơn… đạt năng suất bình quân gần 60 tạ/ha.

 

Đánh giá cao kết quả của vụ xuân năm nay, ông Trần Bảo Toàn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nhấn mạnh vai trò của chính quyền các cấp trong chỉ đạo sản xuất và hỗ trợ nông dân, đồng thời đề cập đến những thách thức đặt ra cho vụ hè thu sắp tới: Vụ hè thu có nhiều điều kiện để mở rộng diện tích, đa dạng hoá cây trồng và đầu tư thâm canh để nâng cao giá trị sử dụng đất. Tuy nhiên, đây là vụ sản xuất đầy áp lực bởi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất lợi như mưa, lũ, bão, hạn hán cuối vụ, sâu bệnh hại… Chính vì vậy, các địa phương trong tỉnh cần chủ động trong chỉ đạo sản xuất – yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của vụ sản xuất nông nghiệp./.

 

                                                                                        Thu Trang

 

Các tin khác


Gỡ “nút thắt” nền kinh tế từ việc giảm thuế VAT ở tất cả các ngành

Tại Kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, một trong nội dung được các đại biểu quan tâm là Chính phủ đang trình Quốc hội giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều đại biểu cho rằng nên mở rộng chính sách giảm thuế này với tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì chỉ giới hạn đối với một số ngành, lĩnh vực.

UBND huyện Lương Sơn xử phạt chủ đầu tư, yêu cầu dừng thi công dự án khu đô thị Đông Trường Sơn 

(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 904 xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Công TNHH Legacy Riverside, số nhà 01, ngõ 21, đường Phạm Văn Đồng, tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Khởi công xây dựng công trình chưa có mặt bằng được bàn giao, thiếu mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại huyện Lương Sơn.

Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Bàn giao cơ quan có thẩm quyền dự án đầu tư xây dựng và cải tạo đường giao thông

(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng  đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Triển vọng phát triển cây nha đam tại xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục