Chế biến rau quả xuất khẩu tại Công ty Asuzac Food (Nhật) ở KCX Tân Thuận

Chế biến rau quả xuất khẩu tại Công ty Asuzac Food (Nhật) ở KCX Tân Thuận

Công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất và hạ tầng cơ sở thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

 

Không chỉ tăng tốc về giải ngân vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong 5 tháng đầu năm có nhiều thay đổi về lĩnh vực đầu tư, trong đó vị trí đầu tiên không còn thuộc về lĩnh vực đầu tư bất động sản như vài năm trước đây.

 

 

Công nghiệp chế biến, chế tạo lên ngôi

 
Theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng: Từ đầu năm đến nay, mỗi tháng, cả nước giải ngân vốn FDI khoảng 900 triệu USD, nâng mức giải ngân 5 tháng khoảng 4,5 tỉ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ.
 
Đáng lưu ý là các dự án FDI vào công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút nhiều nhất các doanh nghiệp (DN) FDI với 127 dự án và tổng vốn cấp mới, vốn tăng thêm 2,55 tỉ USD, chiếm gần 34% tổng vốn đầu tư trong 5 tháng. Trong đó có các dự án đầu tư lớn như: dự án điện lực AES-TKV Mông Dương tại Quảng Ninh với vốn đầu tư là 2,1 tỉ USD; hai dự án nhà máy thép tại Nghệ An với vốn đầu tư 1 tỉ USD và tại Bà Rịa - Vũng Tàu với vốn đầu tư 620 triệu USD...  Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí... đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,2 tỉ USD. Lĩnh vực trước đây luôn “hot” các nhà FDI là bất động sản chỉ đứng thứ ba với tổng vốn thu hút gần 1,3 tỉ USD.
 
Mới đây, ngày 11-6, lãnh đạo của các DN hàng đầu thuộc Hội đồng Doanh nhân Hoa Kỳ cũng đã đến TPHCM để tìm hiểu cơ hội đầu tư. Đây là những DN lớn về hạ tầng, y tế, công nghệ thông tin, giáo dục, năng lượng... là những ngành nghề mà VN nói chung và TPHCM ưu tiên đầu tư. Phó Chủ tịch hãng Oracle, ông Joseph Alhadeff cho biết: DN sẽ chú ý đầu tư nâng cấp công nghệ băng thông rộng, tăng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và hỗ trợ các dự án giáo dục tại VN.
 
Đóng góp cho xuất khẩu
 
Thống kê của Bộ Kế hoạch – Đầu tư cho thấy từ đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của các DN FDI chiếm 51% so với các DN trong nước là 49% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi năm 2009, giá trị xuất khẩu của các DN FDI chỉ là 47% so với 53% của các DN trong nước; điều này thể hiện xuất khẩu của khu vực FDI có sự tăng trưởng. Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, xuất khẩu của các DN FDI trong 5 tháng đầu năm đạt 13,8 tỉ USD (kể cả dầu thô), tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước. Nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu của khu vực này cũng đạt 11,7 tỉ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước.
 
Một số DN FDI cũng có kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu trong năm nay. Theo kế hoạch, Intel VN đang hoàn tất giai đoạn lắp đặt thiết bị và thẩm định dây chuyền sản xuất đầu tiên. Đến tháng 7, sẽ xuất xưởng lô hàng chip đầu tiên từ nhà máy này. Dự kiến quý  III và quý IV, đơn vị sẽ sản xuất khoảng 6 triệu sản phẩm. Intel VN cũng đã xây dựng một phòng sạch có diện tích lớn để khi nhu cầu tiêu thụ chip của thế giới tăng lên, công ty sẽ lắp đặt máy móc, thiết bị để tăng công suất. Samsung Vina, bắt đầu từ tháng 6, công suất các nhà máy đã nâng lên xấp xỉ 4 triệu sản phẩm/tháng để đạt mục tiêu xuất khẩu 42 triệu sản phẩm, giá trị ước đạt 1,5 tỉ USD, phấn đấu trở thành DN FDI đạt giá trị xuất khẩu lớn nhất VN.
 
 
 
                                                                                        Theo NLĐ

Các tin khác


Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn

Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức đoàn đại biểu người có uy tín gặp mặt lãnh đạo tỉnh và đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn từ ngày 9/4 - 11/4. Đoàn gồm 42 người, trong đó 32 người có uy tín, 10 cán bộ phục vụ. Đây là nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dự buổi gặp mặt đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục