Sau gần 4 năm, mặt bằng xây dựng Nhà máy Xi măng Trung Sơn chỉ có 1 xưởng sản xuất gạch Bloc hoạt động

Sau gần 4 năm, mặt bằng xây dựng Nhà máy Xi măng Trung Sơn chỉ có 1 xưởng sản xuất gạch Bloc hoạt động

(HBĐT) - Dự án Nhà máy xi măng Trung Sơn do Công ty cổ phần tập đoàn xây dưng và du lịch Bình Minh làm chủ đầu tư chính thức được khởi công xây dựng vào ngày 19/8/2006. Đến nay đã gần bốn năm, nhưng dự án chỉ được triển khai theo kiểu cầm chừng. Các hạng mục hầu như đều trong tình trạng dở dang. Việc dự án kéo dài đã kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống và tư tưởng của dân cư trên địa bàn

 

Ngày 10/8/2005, dự toán kinh phí bồi thường GPMB Dự án nhà máy xi măng Trung Sơn được phê duyệt. Đến tháng 6/2006, Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh đã nhận bàn giao mặt bằng với tổng diện tích 54,7 ha tại Khu công nghiệp Nam Lương Sơn. Theo đề nghị của chủ đầu tư, Dự án tiếp tục được mở rộng thêm 12,27 ha, hiện đã hoàn thành công tác đền bù GPMB và bàn giao tiếp 4 ha. Đến thời điểm này, tổng số diện tích đất của dự án đã tiếp nhận là 58 ha. Theo đó, công tác đền bù GPMB dự án liên quan đến khoảng 200 hộ dân và trường THCS nằm trên địa bàn 3 xóm Lộc Môn, Mái và Bến Cuối (xã Trung Sơn).

 

Theo ông Bùi Viết Vương phía đại diện Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh đã thông báo: Nhà máy xi măng Trung Sơn được xây dựng theo công nghệ lò quay, công xuất thiết kế 1,2 triệu tấn/năm, với tổng vốn đăng ký trên 293 tỷ đồng. Theo kế hoạch, dây chuyền sản xuất của nhà máy sẽ được chạy thử vào quý 2/2011. Tuy nhiên, đã gần 4 năm trôi qua, dự án mới chỉ hoàn thành các hạng mục như khoan cọc nhồi, 2 trạm biến áp 1.600 KVA và 1000 KVA, 1 trạm trộn bê tông, 1 dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng, 1 dãy nhà ở cho công nhân, kho xưởng. Nhà điều hành quy mô 8 tầng hiện đang xây đến tầng 2. đường nội bộ vẫn chỉ rải đá cấp phối, hệ thống thoát nước đang xây dựng dở dang. 

 

Ảnh hưởng lớn nhất của tình trạng Dự án kéo dài là hoạt động của trường THCS Trung Sơn, ngôi trường nằm trong diện tích dự kiến xây dựng nhà máy. Hàng năm, trường THCS Trung Sơn có khoảng 200 học sinh theo học. Gần 4 năm qua, thầy trò nhà trường phải học trong tình trạng trời mưa thì ngập nước và lầy lội, khi nắng hanh thì bụi mù mịt do xe trở đất đá chạy qua cùng bụi và tiếng ồn gây ra từ xưởng sản xuất gạch Bloc ở ngay cổng trường của Công ty CP tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh. Thực trạng đó, không chỉ ảnh hưởng đến những giờ học trên lớp mà học sinh không có chỗ vui chơi và học thể chất cùng các hoạt động khác. Đó cũng chính là nguyên nhân năm học 2008-2009 có 5 em học sinh bỏ học và năm học 2009-2010 đã tăng thêm 15 em

 

Ông Bùi Viết Vương cho biết thêm: Tỉnh đã chỉ đạo chủ Dự án xây trả lại nhà công vụ và trường học cho trường THCS. Theo đó, xã đã quy hoạch và hoàn thành công tác đền bù GPMB để xây dựng trường mới với diện tích 9.404,5m2 tại xóm Bến Cuối. Nhưng đến nay, chủ đầu tư mới xây dựng gần xong nhà công vụ, còn trường học vẫn chưa thi công do thiếu sự thống nhất giữa chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và các ngành hữu quan của tỉnh về kinh phí phát sinh khi xây dựng móng công trình. Nếu không được giải quyết sớm, năm học 2010-2011 thầy trò trường THCS Trung Sơn vẫn dạy và học ở trường cũ.

 

Cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường  do xe trở đất đá và việc nổ mìn khai thác đá với khối lượng lớn của Công ty CP tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh  cũng ảnh hưởng lớn đến đời sống của dân cư 2 xóm Lộc Môn, Bến Cuối. Bà Nguyễn Thị Soạn ở xóm Bến Cuối cho biết: “Quá trình nổ mìn khai thác đá của Công ty CP tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh không chỉ gây ra khói bụi làm ô nhiễm môi trường chung mà nhà ở của 6 hộ ở 2 xóm Bến Cuối, Lộc Môn đã bị nứt tường, vỡ ngói. UBND xã đã có văn bản nhắc nhở, 3 lần lập biên bản đối với doanh nghiệp, nhưng sau một thời gian mọi việc vẫn tiếp tục tái diễn”.

 

Việc Dự án triển khai chậm còn ảnh hưởng cả những người đã về với tổ tiên, bởi nghĩa địa của xóm Lộc Môn nằm liền kề với diện tích đất của Dự án. Hiện tại, khi có người qua đời, dân cư xóm Lộc Môn vẫn phải đưa đám đi theo đường cũ qua diện tích đất đã bàn giao cho dự án xây dựng nhà máy xi măng Trung Sơn. Mặc dù chưa có trở ngại, nhưng các hộ dân ở đây hết sức băn khoăn khi chủ dự án bắt đầu xây tường bao, việc làm đó cũng đồng nghĩa với việc sẽ mất đường vào nghĩa đĩa khi hệ thống tường bao hoàn thành. Đã có ý kiến kiến nghị làm đường mới vào nghĩa địa nhưng đại diện doanh nghiệp trả lời: “Cần phải có thiết kế, dự toán. Toàn bộ kinh phí làm đường mới vào nghĩa địa sau này phải được khấu trừ vào tiền thuê đất hàng năm của doanh nghiệp”. Những tồn tại, vướng mắc đó chưa được tháo  gỡ nên đường vào nghĩa địa hiện vẫn đang là vấn đề bế tắc.

 

Cùng với những vấn đề trên, đời sống của các hộ dân tái định cư cũng gặp rất nhiều khó khăn. Khu tái định cư xóm Mái có diện tích 3.200m2 hiện đã có 5 hộ chuyển đến nhưng mặt bằng thấp hơn hệ thống kênh mương nội đồng nên khi có mưa là xảy ra ngập úng. Khu tái định cư xóm Lộc Môn có diện tích 2.500 m2, đã có 4 hộ chuyển đến. Do nằm sát bờ suối Chờ nên khi có mưa lớn là nước tràn vào nhà. Khi chính quyền xã và các hộ dân kiến nghị xây dựng cơ sở hạ tầng, đổ mặt bằng nâng độ cao khu tái định cư thì đại diện doanh nghiệp cũng có câu trả lời tương tự như việc làm đường vào nghĩa địa xóm Lộc Môn. Vậy là bế tắc vẫn hoàn bế tắc.

 

Bên cạnh đó, do yêu cầu mở rộng diện tích thêm 12,27 ha, hiện còn 8,27 ha chưa lập xong phương án bồi thường nhưng chủ dự án đã triển khai xây dựng kè bờ suối Chờ dẫn đến tình trạng mưa lớn nước tràn vào ruộng, ao, vườn của 8 hộ ở xóm Lộc Môn, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống, khiến dân cư ở đây rất bức xúc.

 

Việc thu hồi đất để triển khai dự án liên quan đến gần 200 hộ dân nhưng bố trí việc làm cho lao động địa phương cũng là vấn đề khiến chính quyền xã và dân cư ở đây băn khoăn. Từ năm 2006 đến nay, thời điểm cao nhất Công ty CP tập đoàn xây dựng và Du lịch Bình Minh cũng chỉ sử dụng đến 20 lao động và thời điểm thấp nhất là 10 lao động địa phương theo thời vụ với mức lương từ 1,5 đến 1,7 triệu đồng/tháng. Do chủ yếu là lao động phổ thông, không được đào tạo, không được đóng bảo hiểm, 3-4 tháng mới trả lương 1 lần nên hầu hết số lao động này đã bỏ việc đi tìm việc làm ở nơi khác.

 

Ngoài ra, công tác bảo vệ chưa được chủ đầu tư coi trọng. Hệ thống tường rào, ánh sáng, kho tàng sơ sài, công tác phối hợp thiếu chặt chẽ nên đã xảy ra nhiều vụ trộm cắp vật tư, thiết bị đã làm ảnh hưởng đến tình hình TTAT xã hội chung trên địa bàn.

 

 Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác có hiệu quả những tiềm năng thế mạnh trên địa bàn, những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng, hợp lý để đẩy mạnh thu hút đầu tư. Tuy nhiên đã có không ít dự án đã được phê duyệt, bàn giao mặt bằng nhưng không triển khai đầu tư hoặc đầu tư cầm chừng, nhỏ giọt làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của người dân và lộ trình phát triển chung của tỉnh. Do vậy, ngoài việc “Hậu kiểm” sau khi cấp phép đầu tư, các cấp, các ngành cũng cần có giải pháp kiên quyết, đồng bộ để tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc và xử lý kiên quyết những sai phạm. Có như vậy mới tạo được sự đồng thuận cho nhân dân và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực cùng tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn.

 

 

                                                                              Đức Phượng

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục