Chuyển đổi chân ruộng một vụ sang trồng mía ở Vĩnh Tiến cho thu nhập cao hơn trồng lúa

Chuyển đổi chân ruộng một vụ sang trồng mía ở Vĩnh Tiến cho thu nhập cao hơn trồng lúa

(HBĐT) - Xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi là xã thuần nông, kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế, nhưng Vĩnh Tiến không có nhiều thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp hiện có hơn 974 ha, đất phi nông nghiệp hơn 248 ha và hơn 528 đất núi đá, rừng phòng hộ. Điều kiện sản xuất vẫn phụ thuộc chính vào thiên nhiên, tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao, chiếm 37%.

 

Tổng diện tích gieo trồng toàn xã hơn 360 ha, diện tích cấy lúa cả năm là 276 ha, vào vụ mùa có mưa thuận cho sản xuất, nhưng vụ chiêm hết sức khó khăn vì khô hạn. Trên địa bàn không có hồ chứa nên không chủ động được việc điều tiết nước. Các thôn như Đồng Ngoài, Kim Đức chịu ảnh hưởng nặng của việc thiếu nước. Hiện tại, sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Tiến hoàn toàn trông chờ vào mưa và nước suối. Đồng chí Bùi Đức Tân, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã đã chú trọng đưa giống lúa năng suất cao thay thế giống lúa cũ năng suất thấp. Diện tích ruộng một vụ được chuyển sang trồng màu, trồng mía. Tận dụng các bưa, bãi bằng để trồng ngô, đưa mía tím, mía đường vào chân ruộng một vụ đã cho thấy thu nhập cao hơn trồng lúa. Ngoài ra phủ kín rừng PAM với các loại keo, bạch đàn, sau một chu kỳ 5 – 7 năm cũng mang lại thu nhập đáng kể, đầu tư phát triển chăn nuôi…, tập trung mọi biện pháp để xoá đói, giảm nghèo.

 

Hoạt động KN-KL được chú trọng nhằm chuyển giao KH-KT cho bà con đảm bảo đúng thời vụ, tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi được tổ chức triển khai đồng bộ. Nhân dân chủ động tu sửa, nạo vét các tuyến mương nội đồng phục vụ cho việc tưới, tiêu. Ngoài ngô và mía, bà con nông dân Vĩnh Tiến phát triển trồng màu với nhiều loại cây trồng như khoai lang, lạc, các loại dưa (dưa hấu, dưa chuột, dưa lê, dưa bở), bí (bí đỏ, bí xanh), rau đậu các loại, với tổng diện tích trên 100 ha. Các gia đình đầu tư chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, đào ao thả cá, nuôi ong lấy mật. Vụ đông xuân vừa qua công tác sản xuất đã được triển khai đúng kế hoạch, tuy nhiên, do những tháng đầu năm nay hạn hán kéo dài đã làm ảnh hưởng lớn đến diện tích trồng lúa và hoa màu. Tổng thu sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm toàn xã đạt trên 8.500 triệu đồng, bằng 96,5% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng cây có hạt đạt trên 1.194 tấn, bằng 94% so cùng kỳ. Tổng thu chăn nuôi, thủy sản đạt trên 7.380 triệu đồng. Phát triển TTCN được quan tâm với các loại hình kinh doanh, dịch vụ, vận tải, khai thác đá, sản xuất gạch bê tông. Giá trị sản xuất TTCN trên địa bàn đạt trên 8.900 triệu đồng, tăng 0,6% so cùng kỳ. Thu nhập bình quân 6 tháng đầu năm đạt trên 3 triệu đồng/người/năm.

 

Vĩnh Tiến nằm ngày bên trục đường 12B, giao thông thuận lợi. Trên địa bàn không có chợ nhưng giáp ranh là chợ trung tâm Bãi Chạo (xã Tú Sơn) và chợ Rạnh (xã Đông Bắc) thuận tiện cho giao thương, trao đổi hàng hóa. Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp vẫn thuần túy chưa mang tính hàng hóa. Người dân chưa tập trung vào chăn nuôi mở rộng, chăn nuôi đại gia súc do kinh phí đầu tư cao, hạch toán không có lãi cao nên nhiều hộ gia đình không mặn mà. Điều đó làm giảm nguồn thu nhập đáng kể trong nhân dân. Chưa xác định được loại cây, con chủ lực để tập trung phát triển, chưa năng động với nền kinh tế thị trường, còn luẩn quẩn trong tìm hướng đi là những yếu tố để Vĩnh Tiến chưa thật sự có những bứt phá trong phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, vấn đề quan tâm là chất lượng đội ngũ cán bộ cần không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nhân dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, năng động trong sản xuất hướng đến sản xuất mang tính hàng hóa. Khắc phục khó khăn, tận dụng ưu thế của địa phương để phát triển, Vĩnh Tiến cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn để vươn lên, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đạt được kết quả tích cực hơn trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo. 

 

 

                                                                                  Hoàng Hà

 

Các tin khác


Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế -  Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.

Diễn đàn về phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp 

(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tiếp tục xuất khẩu 18 tấn mía tươi sang Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 7/6, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức lễ xuất lô hàng mía tươi thứ hai sang thị trường Hoa Kỳ, với số lượng 18 tấn.

Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục