Ông Hứa Đức Nhị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (người đội mũ) kiểm tra tiến độ trồng rừng phòng hộ tại xóm Mừng xã Xuân Phong (Cao Phong)

Ông Hứa Đức Nhị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (người đội mũ) kiểm tra tiến độ trồng rừng phòng hộ tại xóm Mừng xã Xuân Phong (Cao Phong)

(HBĐT) - Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng là chương trình kinh tế - xã hội - sinh thái trọng điểm của Nhà nước. Đối với tỉnh Hoà Bình, mục tiêu hết năm 2010 nâng độ che phủ rừng lên 46%, đồng thời sau khi rà soát việc thực hiện kế hoạch dự án trồng mới 5 triệu ha rừng còn thiếu 1.830 ha rừng chưa được trồng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, diện tích rừng trồng mới không phải là nhỏ trong khi đang có quá nhiều lực cản ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án.

 

Hạn hán ảnh hưởng tới trồng rừng

 

Ông Bùi Văn Chúc, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp cho biết: Thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tỉnh Hoà Bình, Chi cục Lâm nghiệp thường xuyên kiểm tra đôn đốc các BQL dự án cơ sở khẩn trương hoàn thành công tác thiết kế và lập dự toán các công trình lâm sinh, đến ngày 7/7/2010, đơn vị tư vấn đã thiết kế ngoại nghiệp được đang tiến hành tính toán nội nghiệp, trong đó công trình rừng phòng hộ thiết kế 1.997,8 ha/1.830 ha đạt 109%. Đến nay các địa phương đã cơ bản giao xong chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 cho các dự án. Một số địa phương đã thiết kế diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao, trong đó huyện Lạc Sơn vượt 164 ha, huyện Đà bắc vượt 105 ha, Yên Thuỷ vượt 77,5 ha... Tuy nhiên có 4 BQL dự án cơ sở không thực hiện được theo kế hoạch là BQL dự án rừng phòng hộ Sông Đà, BQL dự án Lương Sơn, BQL khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò, BQL khu Phu Canh. Đến thời điểm này, toàn tỉnh trồng được 815 ha rừng phòng hộ đạt 45%. Ông Đinh Quang Long, Phó giám đốc Sở NN&PTNT lý giải về việc chậm tiến độ trồng rừng: “Do tình trạng khô hạn kéo dài, ảnh hưởng tới việc xử lý thực bì và đào hố trồng rừng. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, nhiều nơi đã xảy ra cháy rừng, làm thiệt hại 360 ha rừng”. “Sở đang ráo riết tiến hành các biện pháp nhằm đảm bảo tiến độ trồng rừng. Tuy nhiên, do việc hỗ trợ triển khai còn nhiều bất cập, địa hình khó khăn, thiếu nước liên miên nên việc trồng rừng khó đạt được chỉ tiêu”.

 

Ưu tiên tập trung vốn

 

Trong chuyến công tác kiểm tra tình hình trồng rừng phòng hộ tại tỉnh ta vào trung tuần tháng 5 vừa qua, ông Hứa Đức Nhị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp đã đề nghị: “UBND các tỉnh cần tiếp tục triển khai và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 270/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng, đồng thời tăng cường kiểm tra việc phòng chống, chữa cháy rừng. Bên cạnh đó, do đầu năm nay thời tiết khô hanh kéo dài ảnh hưởng đến việc xử lý thực bì và đào hố trồng rừng, vì vậy, thời gian trồng rừng sẽ ngắn lại, đề nghị các địa phương cần tập trung chỉ đạo, tranh thủ trời mưa để trồng rừng. Yêu cầu UBND tỉnh giao đủ chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng phòng hộ, đặc dụng cần sớm ưu tiên tập trung vốn đầu tư cho năm 2010, nếu thiếu vốn cần khẩn trương có văn bản báo cáo về Bộ và các đơn vị liên quan để báo cáo Thủ tướng Chính phủ...”. Hiện nay, ngành lâm nghiệp đang ưu tiên dồn vốn trồng rừng sản xuất sang trồng rừng phòng hộ, công tác chuẩn bị giống cơ bản đáp ứng yêu cầu, đảm bảo đến tháng 10 trồng hết diện tích và cuối tháng 10 sẽ tổng nghiệm thu. Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước tỉnh Hoà Bình, năm 2009 các BQL dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã thanh toán trên 26 tỉ đồng, đã tạm ứng và thanh toán vốn năm 2010 trên 2,5 tỉ đồng; số tạm ứng theo quyết định 803/QĐUBND ngày 27/5/2010 của UBND tỉnh Hoà Bình 750 triệu đồng. Tổng số vốn kết dư đến 31/5/2010 của dự án 661 đã đối chiếu với Kho bạc Nhà nước tỉnh từ năm 2006-2009 gần 5,8 tỉ đồng trong đó đã thanh toán quản lý bảo vệ rừng năm 2009 là 900 triệu đồng; thanh toán cắm mốc 3 loại rừng năm 2010 trên 2,7 tỉ đồng; thanh toán qui hoạch bảo vệ phát triển rừng 513 triệu đồng. Dự kiến phân bổ sung vốn trồng rừng phòng hôn tăng năm 2010 là 934 triệu đồng, phân bổ xây dựng đường cho BQL phòng hộ huyện Kim Bôi 150 triệu đồng; Phân bổ vốn lập qui hoạch bảo vệ phát triển rừng cấp huyện 581 triệu đồng.

 

Ông Bùi Ngọc Đảm, Phó chủ tịch UBND tỉnh đã khẳng định: Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh sẽ chỉ đạo quyết liệt các BQL cơ sở động viên khuyến khích bà con tham gia trồng rừng phòng hộ, đặc dụng trên cơ sở rừng đã thiết kế. Ngành lâm nghiệp Hoà Bình quyết tâm thực hiện đạt và vượt mức kế hoạch trồng rừng phòng hộ được giao. Mặt khác, tỉnh cũng đưa ra nhiều cơ chế để gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương với việc giữ rừng”.

 

 

                                                                        Đinh Thắng

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục