Chợ Nghĩa Phương vắng ngắt trong những buổi chiều

Chợ Nghĩa Phương vắng ngắt trong những buổi chiều

(HBĐT) - Cho đến thời điểm này, mặc dù đã chính thức đi vào hoạt động được gần 1 năm nhưng chợ Nghĩa Phương (phường Phương Lâm, thành phố Hoà Bình) vẫn chưa phát huy hiệu quả. Hiện mới có 212 điểm bán hàng ngoài trời đã ký hợp đồng và nộp tiền kinh doanh cố định, chỉ có 20 trong tổng số 216 kiốt được các tiểu thương thuê để bán hàng.

 

Theo quy định, chợ bắt đầu hoạt động từ 2 giờ sáng và kết thúc vào 19 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, chợ chỉ hoạt động từ rạng sáng đến cuối trưa. Vào những giờ chiều, cả khu chợ rộng mênh mông như bao trùm tĩnh mịch. Những hộ kinh doanh có đến đây, nhưng là để chuyển hàng từ trong chợ ra các tuyến phố để bán. Bà Vũ Thị Hải - một tiểu thương bán hàng tạp hoá tại khu chợ này cho hay: Mặc dù đã thuê điểm bán hàng trong chợ nhưng vì hàng hoá trong chợ khó bán, lượng khánh mua ngày càng thưa thớt nên các hộ kinh doanh khó mà bám trụ được. Buộc lòng, các hộ phải quay lại điểm chợ buôn bán cũ và các trục đường - nơi diễn ra việc trao đổi, mua bán tấp nập hơn.   

 

Sau khi bàn giao và đưa vào sử dụng, chợ Nghĩa Phương được UBND thành phố giao lại cho Hợp tác xã Phương Lâm quản lý, điều hành. Khu chợ khang trang nằm tại trung tâm thành phố đi vào hoạt động đã trở thành nơi giao thương, trao đổi hàng hoá tại địa phương, góp phần tạo việc làm cho hàng trăm xã viên và con em xã viên, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông tại địa bàn. Có một thực tế là chợ chỉ họp đủ 2 buổi vào thời gian đầu. Nhiều tháng nay, hoạt động của chợ chỉ gói gọn trong 1 buổi sáng. Từ chiều trở đi, nơi đây không có lấy bóng dáng một vị khách đến tìm mua hay một hộ kinh doanh mở cửa hàng.

 

Ông Lâm Văn Nam, Phó Chủ nhiệm HTX, trưởng Ban quản lý điều hành chợ Nghĩa Phương cho biết: Chợ Nghĩa Phương là một trong những chợ có quy mô lớn, được xây dựng hợp lý bao gồm các gian hàng, dãy ki ốt và khu vực kinh doanh ngoài trời, có đủ hệ thống điện, nước, phòng cháy chữa cháy đáp ứng việc lưu thông hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Ngoài việc đảm bảo an ninh trật tự tại chợ, HTX Phương Lâm còn ký hợp đồng với Công ty Môi trường xanh thường xuyên tổ chức thu gom, dọn dẹp, vệ sinh khu vực chợ. Việc chợ chỉ họp vào các buổi sáng trong ngày là bài toán khó đối với đơn vị quản lý, điều hành. Hiện còn tới gần 200 kiốt, nhiều điểm bán hàng bỏ trống.

 

Đáng lo ngại hơn là trong khi các kiốt, điểm bán hàng trong chợ Nghĩa Phương vắng khách thì chỉ cách chợ chừng 500 mét, trên các tuyến đường Điện Biên Phủ, Nguyễn Trung Trực… lại tấp nập “kẻ bán, người mua”. Hàng gạo, hàng thịt, hàng rau, hàng quả… bày la liệt trên vỉa hè, thậm chí tràn xuống cả lòng đường không những gây mất trật tự an toàn giao thông mà còn xả rác thải làm ô nhiễm môi trường.

 

Ông Nam trăn trở: Gần đây, HTX Phương Lâm đã tiến hành miễn, giảm phí họp chợ, Ban quản lý chợ kêu gọi nhân dân đến điểm chợ họp theo quy định. HTX cũng hỗ trợ 3 bảo vệ phối hợp với cơ quan chức năng dẹp các hàng buôn bán  trái quy định trên các vỉa hè, tuyến phố. Đồng thời, đề xuất lên UBND thành phố Hoà Bình về việc thu hồi đất ở các tổ 28, 29, 30, 31 mở nhánh đường xương cá đi vào chợ để người dân ra vào thuận tiện hơn. Tuy đã đưa ra nhiều biện pháp khắc phục, nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện.

 

Tình trạng họp chợ tràn lan, không đúng nơi quy định vẫn tiếp diễn không những làm ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố mà còn tác động xấu đến tình hình trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường tại địa bàn. Để sớm giải quyết tình trạng này cần có sự phối, kết hợp giữa HTX và các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương kiên quyết dẹp chợ vỉa hè; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của các hộ kinh doanh và phía người dân trong việc tổ chức họp chợ đúng nơi quy định.

 

                                                            Nguyễn Phượng

                                    (Lớp CBC 4B - Cao đẳng Truyền hình)

 

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục