Nhiều hộ dân xã Ngòi Hoa khai thác diện tích mặt hồ, nuôi cá lồng đem lại hiệu quả kinh tế

Nhiều hộ dân xã Ngòi Hoa khai thác diện tích mặt hồ, nuôi cá lồng đem lại hiệu quả kinh tế

(HBĐT) - Là xã chuyển dân vùng lòng hồ sông Đà, hạ tầng cơ sở còn nhiều khó khăn, nhưng xã Ngòi Hoa, huyện Tân lạc đã từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng sẵn có tạo bước tiến đáng kể trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

 

Đảng bộ xã đã xây dựng những nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo phát triển KT-XH, QP-AN. Trong đó, tập trung khai thác thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển TTCN. Với diện tích mặt hồ rộng 1.400 ha trải dài trên toàn bộ 5 xóm, nhân dân không trông chờ vào việc đánh bắt cá tự nhiên mà phát triển nuôi cá lồng với những loại như cá trắm, chép. Một số hộ như ông Bùi Văn Thiết, ông Bùi Văn Lịch ở xóm Giếng đã thử nghiệm nuôi cá chiên cho thu nhập cao với giá thị trường 300.000 đồng/kg. Đến nay, toàn xã có hơn 50 hộ nuôi cá với hàng trăm lồng cá, đem lại nguồn thu đáng kể. Phong trào thâm canh, tăng vụ, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất được nông dân tích cực thực hiện với 90% giống mới. Những diện tích lúa bấp bênh, không đảm bảo nước thường xuyên được mạnh dạn chuyển sang trồng cây ngô hàng hóa. Trong đó, chủ lực là cây ngô lai Bioseed 96, 98, LVN 10 với 140 ha, năng suất đạt 45 tạ/ha. Năm 2009, sản lượng lương thực toàn xã đạt gần 63 tấn, đưa bình quân lương thực lên 480 kg/người/năm. Công tác quản lý, BVR, trồng rừng được chú trọng với việc trồng mới trên 70 ha, nâng độ che phủ lên 50%, tổng giá trị thu nhập từ kinh tế rừng 5 năm 2005 – 2009 đạt 3,5 tỉ đồng. Cây bương, luồng lấy măng đã giúp nhiều hộ trong xã ổn định cuộc sống.

 

Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng phát triển với tổng đàn trâu, bò 615 con, lợn 1.500 con, tăng 10,9%; gia cầm 5.000 con, tăng 16% so với năm 2005. Không ít hộ trong xã đã tập trung chăn nuôi bò lai theo hướng trồng cỏ, cho ăn thêm tinh bột đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tận dụng tre, luồng sẵn có, hầu hết các hộ gia đình đều phát triển nghề chẻ tăm mành, tạo ra sản phẩm hàng hóa, tăng thêm thu nhập. Với những danh lam thắng cảnh, di tích khảo cổ trên địa bàn đã được công nhận như động Hoa Tiên, hang Bưng, hoạt động du lịch, dịch vụ từng bước phát triển, đem lại diện mạo mới cho Ngòi Hoa.

 

Nhờ biết tận dụng, khai thác những tiềm năng sẵn có, hàng năm mức tăng trưởng bình quân của xã đạt 11%, thu nhập bình quân đầu người đạt 8 triệu đồng. Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 46% năm 2005 (tiêu chí cũ) xuống 35% năm 2009 (tiêu chí mới). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong 5 năm, tỉ trọng nông-lâm nghiệp giảm từ 85% xuống 75%; TTCN, dịch vụ tăng từ 10% lên 15%. Kinh tế có bước phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. 99% số hộ đã được sử dụng điện; 95% hộ có các phương tiện nghe, nhìn. Trường học, trạm y tế được quan tâm đầu tư xây dựng, đảm bảo công tác dạy, học và khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống 1%. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được nhân dân tích cực hưởng ứng với 2 xóm được công nhận là làng văn hóa cấp huyện. Hoạt động văn nghệ quần chúng, tập luyện thể thao được đẩy mạnh, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, rèn luyện sức khỏe.

 

                                                                            

                                                                               Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục