Nông dân xã Tân Vinh tập trung phun thuốc trừ rầy trên diện tích lúa mùa

Nông dân xã Tân Vinh tập trung phun thuốc trừ rầy trên diện tích lúa mùa

(HBĐT) - Vụ mùa năm nay do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài đã làm cho diện tích lúa ở các địa phương của huyện Lương Sơn bị hạn và là điều kiện thuận lợi để các loại sâu gây hại mạn trên các trà lúa.

 

Trong đó đáng chú ý là bệnh lùn sọc đen đã xuất hiện tại 4 xã là Trường Sơn, Cao Răm, Cư Yên và Tân Vinh, diện tích nhiễm khoảng 11 ha với tỉ lệ nhiễm 1 – 3% số khóm. Tuy diện tích lúa bị nhiễm bệnh lùn sọc đen chưa nhiều nhưng nguy cơ bùng phát ra diện rộng rất lớn nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Đại, Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Lương Sơn cho biết: Vụ xuân 2010 huyện Lương Sơn có 30 ha lúa bị nhiễm bệnh lùn sọc đen. Ngay từ đầu vụ mùa, huyện đã xác định sản xuất vụ mùa năm nay sẽ bị đe doạ nhiều bởi bệnh lùn sọc đen do tàn dư của bệnh từ vụ trước vẫn còn lưu lại trên đồng ruộng và nhóm côn trùng môI giới truyền bệnh. Vì vậy, ngay từ đầu vụ UBND huyện đã trích nguồn kinh phí sự nghiệp của huyện để tổ chức 20 lớp về kỹ thuật phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa cho 20 xã, thị trấn. Đồng thời vào giai đoạn gieo mạ, Trạm BVTV huyện đã tiếp nhận 3.318 chai thuốc Bassa 50ND về cấp cho các xã để phun phòng trừ rầy trên mạ. Bên cạnh đó trạm còn bố trí đặt đèn bẫy rầy tại ruộng xã Tân Vinh, hàng ngày bật đèn từ 7 – 9 giờ tối, vào đầu vụ thì thắp cả đêm để đón rầy cư trú để chủ động phun trừ. Mặc dù bà con nông dân ở các địa phương đã nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại như làm sạch đồng ruộng trước khi cấy và tiến hành phun thuốc trừ rầy trên cây mạ. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết từ giữa tháng 7 đến nay tình hình thời tiết nắng nóng, khô hạn, xen kẽ các đợt mưa rào nhẹ, cây lúa đang trong giai đoạn cuối đẻ nhánh - đứng cái, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát sinh, phát triển gây hại trên các trà lúa mùa. Đến ngày 7/8, bệnh lùn sọc đen đã phát sinh tại các xã Trường Sơn, Cao Răm, Tân Vinh, Cư Yên, với diện tích nhiễm khoảng 11 ha, giống bị nhiễm chủ yếu là khang dân. Tuy tỷ lệ còn thấp 1 – 3% số khóm, nhưng với tình hình thời tiết nắng nóng như hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho rầy lứa 5 (môI giới truyền bệnh) phát triển và sẽ tăng mạnh trong tuần tới với mật độ trung bình từ 100 – 200 con/2, cao là 2.000 con/m2, cục bộ 10.000 con/m2 khả năng sẽ gây cháy cục bộ thành từng ổ trên trà sớm sau ngày 15/8. Ngoài tác hại trực tiếp, đây cũng là lứa rầy đóng vai trò quyết định tới việc truyền nhiễm virut lùn sọc đen trong vụ mùa này trên tất cả các trà lúa.

 

Trước tình hình trên, BCĐ phòng trừ bệnh lùn sọc đen huyện Lương Sơn đã triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa bệnhlùn sọc đen trên lúa mùa, phân công cán bộ các phòng ban, cán bộ kỹ thuật tăng cường xuống địa bàn mình phụ trách để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương tổ chức phòng ngừa bệnh. Chỉ đạo các xã thị trấn hướng dẫn nhân dân đồng loạt ra đồng kiểm tra phát hiện diện tích lúa bị bệnh, nhổ bỏ tiêu ngay những cây lúa có triệu trứng bị bệnh và cấy dặm bằng những cây khoẻ bảo đảm mật độ. Với những diện tích đã bị nhiễm, BCĐ phòng trừ lùn sọc đen hại lúa đã chỉ đạo trạm BVTV, phòng nông nghiệp huyện, cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp mang các loại thuốc đặc hiệu: Nibas, Bassa 50ND, Amira 25WG, Mopride 20WP, Midan xuống cơ sở phối hợp cùng địa phương trực tiếp xử lý phun trừ, khoanh vùng dập dịch và phun thuốc các vùng xung quanh không để dịch lây lan ra diện rộng. Đến ngày 11/8 toàn bộ diện tích lúa bị nhiễm bệnh lùn sọc đen đã được phun thuôc. Đồng thời, trạm cũng chỉ đạo các địa phương đồng loạt thực hiện phun trừ rầy lứa 6, sâu cuốn lá nhỏ lứa 6, sâu đục thân bướm 2 chấm lứa 4 và các bệnh khô vằn, bệnh vang lá vi khuẩn, vàng lá sinh lý trên các trà lúa

 

                                                                          Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục