Hệ thống đường giao thông nông thôn xã An Bình, huyện Lạc Thuỷ được đầu tư nâng cấp phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân

Hệ thống đường giao thông nông thôn xã An Bình, huyện Lạc Thuỷ được đầu tư nâng cấp phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân

(HBĐT) - Với đặc thù là tỉnh miền núi địa hình phức tạp, điều kiện đi lại của người dân còn gặp nhiều khó khăn, năm 2004, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án “Cứng hoá đường giao thông nông thôn” giai đoạn 2004-2012. Trải qua hơn nửa chặng đường, toàn tỉnh đã cứng hoá được 984 km đường GTNT, hiệu quả xã hội từ việc thực hiện Đề án đã được khẳng định tạo nguồn động viên, khích lệ lớn đối với các tầng lớp nhân dân.

 

Đề án cứng hoá đường GTNT được xây dựng trên cơ sở khả năng, nguồn lực của tỉnh và đóng góp của nhân dân trên địa bàn với phương thức: “Nhân dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ”, cụ thể là nhân dân đóng góp vật liệu, thiết bị và công lao động, Nhà nước hỗ trợ xi măng và chi phí quản lý. Theo Đề án được duyệt, trong giai đoạn từ 2004-2010 dự kiến cứng hoá được 1.350km đường, trong đó 900km đường có bề rộng 2,5m và 450km đường có bề rộng 2,0m. Tổng mức đầu tư thực hiện Đề án là 183 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 117 tỷ đồng và nhân dân đóng góp 66 tỷ đồng.

 

Đây là một chủ trương đúng đắn về phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh, phù hợp với nguyện vọng và mang lại lợi ích phục vụ thiết thực đời sống nhân dân và phát triển KT-XH của địa phương nên công tác tuyên truyền luôn được chú trọng và đẩy mạnh. Bằng hoạt động tuyên truyền, vận động, các địa phương đã tranh thủ được sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức như: ủng hộ tiền mặt, máy móc thi công, công lao động để cứng hoá đường GTNT trên tinh thần công khai, dân chủ. Từ đó, phong trào toàn dân làm GTNT trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ. Mặc dù giá cả vật liệu luôn biến động ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện Đề án. Nhiều địa phương ở vùng sâu, xa dân cư thưa thớt, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn không có điều kiện và khả năng đóng góp bằng tiền mà chỉ có thể đóng góp bằng ngày công lao động… Tuy nhiên, đến hết tháng 6/2010, toàn tỉnh đã cứng hoá được 948km đường, đạt 70,2% kế hoạch. Trong đó, huyện Kim Bôi thực hiện hiệu quả nhất với 142km; huyện Lạc Sơn 119km huyện Mai Châu 87km; huyện Lương Sơn 79 km… Với tổng kinh phí đầu tư là 191 tỷ đồng. Trong đó Nhà nước hỗ trợ 104 tỷ đồng và nhân dân đóng góp 87 tỷ đồng.

 

Đầu tháng 7, trong chuyến công tác về thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, chúng tôi đã được chứng kiến không khí hào hứng, phấn khởi của bà con nhân dân  hoàn thành đang nỗ lực để hoàn thành nốt việc đổ bê tông trên đoạn đường còn lại. Theo báo cáo của UBND huyện, 10/10 km đường giao thông đến với các KDC trong thị trấn đã được rải bê tông cấp phối phong quang, sạch đẹp, đảm bảo cho việc đi lại và giữ gìn văn minh đô thị. Có chủ trương đúng, cộng với sự vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền và sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân nhiều xã vùng, sâu xa đặc biệt khó khăn cũng đề nghị được tham gia và thực hiện tốt kế hoạch cứng hoá đường GTNT. Điển hình như các xã: Đồng Chum, Mường Chiềng, Đồng Ruộng, Mường Tuổng của huyện Đà Bắc; xã Xăm Khoè của huyện Mai Châu; xã Bắc Sơn của huyện Kim Bôi…

 

Khi đã được tạo điều kiện và tự tham nâng cấp đường giao thông cho làng, xóm, khu dân cư hầu hết các địa phương đã làm tốt công tác quản lý công trình đảm bảo bền, đẹp. Thêm mỗi đoạn đường GTNT được mở rộng nâng cấp là thêm nhiều niềm vui cho các tầng lớp nhân dân các dân tộc tỉnh nhà. Đồng thời tạo nền tảng, động lực cho việc thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương. Đó là những hiệu quả thiết thực nhất mà Đề án cứng hóa đường GTNT của tỉnh đem lại.

 

                                                                    Thuý Hằng

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục