Dây chuyền chế biến dứa xuất khẩu

Dây chuyền chế biến dứa xuất khẩu

Theo Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,23% (so với tháng 12/2009, tăng 5,08%), bình quân 8 tháng 2010 so với cùng kỳ năm trước tăng 8,61%. Giá tiêu dùng tháng 8 là tháng thứ 5 liên tiếp tăng thấp (trong 5 tháng này, tốc độ tăng bình quân chỉ có 0,14%/tháng).

 

Thông thường, những tháng cuối năm, giá cả thường tăng cao hơn, nhưng nếu CPI từ nay tới cuối năm chỉ tăng ở mức 0,7%/tháng, thì tốc độ tăng giá cả năm sẽ không vượt quá 8%. Nếu vậy, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu "kép": Vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP, vừa đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Nhiều lý do để lạm phátđược kiềm chế


Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, lạm phát được kiềm chế do nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố rất quan trọng là giá lương thực đã giảm 5 tháng liên tiếp (từ tháng 3 đến tháng 7), với mức giảm tổng cộng lên tới 5,77% và tính chung 8 tháng chỉ tăng 1,96% - chưa bằng một nửa tốc độ tăng chung. Nhiều khả năng giá lương thực sẽ tăng lên trong những tháng tới theo sự tăng lên của mặt bằng giá lương thực thế giới do tác động của thiên tai, nhưng cân đối lương thực của Việt Nam trong năm nay được cải thiện hơn năm trước, đủ để đưa lượng gạo xuất khẩu lên 6,5 triệu tấn, thậm chí 7 triệu tấn để tranh thủ giá lương thực thế giới tăng, mà không sợ gây sốt giá gạo. Một yếu tố khác giúp kiềm chế lạm phát là chính sách tiền tệ. Với việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận, tốc độ tăng dư nợ tín dụng thấp so với dự kiến cả năm, trong đó dư nợ tín dụng bằng VND tăng rất thấp. Ngoài ra, còn phải kể đến việc giá bưu chính viễn thông giảm gần như liên tục, việc đầu tư và tiêu dùng ở các nền kinh tế phát triển đã bị "co lại" trong thời gian khủng hoảng phục hồi chậm, một số nước còn bị thiểu phát (như Nhật Bản tiếp tục thiểu phát sau nhiều năm, Mỹ cũng bị thiểu phát tới mấy tháng…).


Lạm phát được kiềm chế đồng nghĩa với việc tiền tệ - tín dụng không bị thắt chặt, lãi suất cho vay nói chung giảm. Lãi suất huy động giảm, các ngân hàng có thể tăng đầu tư, đặc biệt là đầu tư chứng khoán, thực hiện lộ trình giá thị trường đối với giá một số loại hàng hóa, dịch vụ …


Vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất lợi


Mặc dù lạm phát đã được kiềm chế trong 8 tháng, nhưng nhiều chuyên giakinh tế cũng cảnh báo, để đạt được mục tiêu cả năm, những tháng còn lại vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ cần đánh giá đúng để có những biện pháp xử lý kịp thời: Mùa mưa bão đã bắt đầu; Dịch bệnh có thể phức tạp khó lường; Giá lương thực thế giới tăng và giá trong nước sẽ tăng theo; Sau 8 tháng giá vàng tăng 1,56%, giá USD tăng 1,27% (các diễn biến từ sau đó đến nay chưa được tổng hợp mà sẽ được tổng hợp vào tốc độ tăng, giảm giá của tháng 9); Tỷ giá tăng kéo theo giá nhập khẩu tăng sẽ "khuếch đại" giá trong nước… Thực tế thời gian qua, tỷ giá VND/USD vừa được điều chỉnh, khiến giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao hơn.


Thể hiện rõ nhất của tác động này là lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Nếu tính theo chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IPP), mức tăng trưởng chung toàn ngành công nghiệp trong 8 tháng đầu năm chỉ đạt 8,8% so cùng kỳ. Trong khi đó, một số sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp thậm chí còn có giá trị sản xuất giảm so với cùng kỳ, như dầu thô, than, thép, đường... Thêm vào đó, một lần nữa cũng phải nói tới chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp. Số liệu cho thấy, chỉ số tồn kho tại thời điểm ngày 1/8 so với ngày 1/7 vẫn tăng 1,6%, còn so với cùng kỳ năm 2009 tăng 37,3%. Tồn kho cao chứng tỏ việc tiêu thụ sản phẩm công nghiệp gặp khó khăn…


Tìm giải pháp chế ngự những nguy cơ tiềm ẩn, giữ cho mức độ tăng giá không vượt quá 8% tức là hướng tới mục tiêu kép, vừa thúc đẩy tăng trưởng, vừa kiềm chế lạm phát.

 

 

                                                                                 Theo KTDT

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục