ông Bùi Văn Thể, đại diện cho nông dân huyện Lạc Thủy đi dự Đại hội thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ III.

ông Bùi Văn Thể, đại diện cho nông dân huyện Lạc Thủy đi dự Đại hội thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ III.

(HBĐT) - Nhìn 30 ha đồi cây luồng, keo lai, trầm hương xanh ngút ngàn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm của ông Bùi Văn Thể ở thôn Tân Lâm, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, không ai nghĩ rằng cách đây 20 năm,vùng đất này vốn khô cằn và bỏ hoang.

 

Ông Bùi Văn Thể cho biết: Trước đây, cuộc sống của gia đình chủ yếu dựa vào trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi nhỏ lẻ. Diện tích đất canh tác ít, manh mún, sức lao động bỏ ra nhiều mà thu nhập vẫn thấp, kinh tế bấp bênh. Trong khi đó, nhiều quả đồi với diện tích lớn lại bị bỏ hoang. Trong nhiều lần lên đồi kiếm củi, ông đã nhận thấy những bất cập và không khỏi trăn trở. Qua nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, qua báo chí biết được nhiều mô hình trang trại vườn đồi đã thành công, ông đã quyết định nhận đấu thầu và bắt tay vào sản xuất từ năm 1990. Ban đầu, ông thế chấp sổ đỏ mạnh dạn vay 100 triệu đồng để cải tạo đất và mua giống cây bạch đàn, keo lá tràm về trồng. Nhưng kết quả không như mong đợi, đất không hợp cây. Việc trồng cây chẳng những không có lãi mà ông còn phải bán hết ngô, lạc trồng dưới tán cây mới trả được nợ. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu đất đồi, ông đã chuyển 12 ha sang trồng cây keo lai, còn lại trồng giống luồng Thanh Hóa. Lúc cây còn nhỏ, ông trồng ngô, đậu, lạc vừa lấy ngắn nuôi dài vừa cải tạo được đất. Chỉ sau 3 – 4 năm, vườn luồng của ông đã cho thu măng, cây; đồi keo cũng bắt đầu cho thu hoạch. Để có thu nhập thường xuyên hàng năm từ cây keo, ông trồng luân phiên mỗi năm từ 3 – 4 ha, khai thác và trồng lại theo từng khu vực.  

 

Tận dụng có bãi chăn thả rộng, ông lặn lội ra Hà Tây (cũ) để mua giống bò lai Sind bởi chúng lớn nhanh và bán được giá hơn giống bò vàng địa phương. Ông còn trồng cỏ voi và cho ăn thêm tinh bột để bò lớn nhanh. Ngoài ra, ông thường xuyên nuôi 70 con dê, 500 con gà thả đồi. Để gia súc, gia cầm không bị mắc bệnh, ông tích cực đi tập huấn ở Trung tâm học tập cộng đồng về kỹ thuật chăn nuôi. Giờ đây, nói về kỹ thuật, ông kể vanh vách chẳng kém gì cán bộ nông nghiệp: “Chuồng trại phải cao ráo, thoáng mát. Khi trời mưa thì không thả dê, bò ra ngoài mà cho ăn cỏ khô dự trữ trộn cám. Tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ.” Khi được hỏi về kinh nghiệm làm trang trại, ông cho rằng, phải biết chọn cây, con phù hợp với điều kiện của địa phương. Chịu khó học hỏi, tìm hiểu và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Vùng đất hoang cũng có thể là vùng đất “vàng” nếu mình biết phát huy tiềm năng, thế mạnh của nó.

 

Hiện nay, trang trại của ông tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương, thời điểm thu hoạch lên đến 30 người. Gia đình ông mặc dù chỉ có 2 vợ chồng, các con đều trưởng thành và đi công tác, nhưng tổng thu nhập từ trồng cây và chăn nuôi đạt khoảng 400 triệu đồng/năm. Dẫu đã có những thành công, nhưng ông khá khiêm tốn và còn nhiều dự định tiếp tục nâng cao hiệu quả của trang trại. Trước hết là ông trồng 1 ha cây trầm hương, đến nay đã được 4 năm tuổi. Chỉ 5 – 6 năm nữa ông sẽ có nguồn thu lớn từ loại cây này. Ông Thể là một trong những người tiên phong phát triển kinh tế theo mô hình trang trại đồi rừng ở huyện Lạc Thủy. Ông còn tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ giống cho bà con làng xóm. Vì vậy, phong trào phát triển kinh tế trang trại ở xã Phú Thành nói riêng và huyện Lạc Thủy nói chung luôn dẫn đầu cả tỉnh và là điểm sáng cho nhiều nơi đến thăm quan, học tập.

 

Với những kết quả đạt được, ông vinh dự được đại diện cho nông dân huyện Lạc Thủy đi dự Đại hội thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ III.

 

 

                                                                             Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Giá vàng sáng 20/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 20/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục