Các mặt hàng như gạo, thịt, sữa… tại các chợ, siêu thị trên địa bàn Hà Nội đã đồng loạt tăng giá. Mức tăng phổ biến từ 5-15% tùy từng mặt hàng. Tuy nhiên, mức tăng mạnh nhất là gạo, các loại thịt (tăng 10-15%).

Thực phẩm đã đồng loạt tăng giá. (Ảnh: M.N).
Thực phẩm đã đồng loạt tăng giá. (Ảnh: M.N).

<OBJECT id=ieooui classid=clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D> Gạo, thịt.. đã tăng giá

Theo khảo sát của PV laodong.com.vn tại các chợ: Láng Hạ, Thái Hà, Thành Công.. hầu hết giá các mặt hàng thực phẩm đã tăng giá. Tại chợ Láng Hạ A, chị Phương Anh, chủ quầy bán thịt lợn cho biết: thịt nạc mông hiện có giá 60.000đ/kg, tăng 10.000đ/kg so với hai tuần trước đây. Các loại thịt khác cũng tăng trung bình từ 8-10.000đ/kg. Lý do giá thịt lợn tăng, theo chị Phương Anh là do dịch lơn tai xanh vừa qua đã khiến nguồn hàng cung cấp trở lên khan hiếm.

Tại chợ Thành Công, giá một số thực phẩm như thịt lợn, thịt bò cũng có xu hướng tăng. Chủ một quầy bán thịt bò cho biết, hiện thịt bò có giá từ 130-165.000đ/kg, tăng 8-10% so với tuần trước đó. Nguyên nhân theo chị Hà - chủ quầy thịt bò - cho biết: “Nhiều người sợ dịch lợn tai xanh nên đã chuyển sang sử dụng thịt bò. Thêm nữa, do giá xăng tăng nên nhà cung cấp cũng tăng giá”.

Đối với mặt hàng gạo, giá đã tăng từ 10-15%. Tại chợ Láng Hạ B, giá gạo Bắc hương hiện có giá 13.000đ/kg; gạo tám Thái có giá từ 19-20.000đ/kg; gạo tám Điện Biên: 15.000đ/kg. Tại siêu thị BigC, một nhân viên phụ trách quầy gạo cho biết: một số loại gạo đặc biệt như: gạo Điện Biên, gạo Nhật hiện cũng tăng 1000đ/kg. Tuy nhiên, những loại gạo khác hiện giá vẫn ổn định.

Tại các siêu thị khác như Intimex, Fivimart, Ace Mart, giá các loại thực phẩm như: thịt, rau củ quả, dầu ăn v.v… giá cũng đã tăng cao hơn so với chợ. Cụ thể: thịt gà ta 103.000đ/kg; thịt nạc vai 80.000đ/kg; gạo bắc hương giá 15.000đ/kg; dầu ăn cũng bán ở mức cao như: Dầu ăn Neptune 1 lít có giá 34.800đ/chai và 161.600đ/can 5 lít.

Đường, sữa, đồ hộp… đều tăng giá

Các mặt hàng tăng giá tập trung nhiều nhất ở nhóm thực phẩm như đồ hộp, bánh kẹo với gần 100 chủng loại, mức tăng bình quân 5%.

Mặt hàng sữa cũng tranh thủ tăng giá trước ngày 1.10, thời điểm Thông tư 122/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính về quản lý giá sữa có hiệu lực. Hầu hết các công ty sữa đều gửi thông báo tăng giá đến các siêu thị ngay từ đầu tháng 9. Tính đến nay, giá sữa đã kịp tăng lên 8%. Theo khảo sát, tại siêu thị Fivimart, sữa tươi Vinamilk bán lẻ đã tăng lên 5.200đ/hộp, sữa Cô gái Hà Lan: 5.100đ/hộp và Mộc Châu lên tới 5.400đ/hộp (loại hộp 180 ml), tăng 200-400đ/hộp.

Giá sữa hiện đã tăng 8% so với tháng 8.2010. (Ảnh: M.N).
Giá sữa hiện đã tăng 8% so với tháng 8.2010. (Ảnh: M.N).

Tại siêu thị Intimex trên phố Định Công, giá các loại sữa trên cũng tăng tương tự. Sữa chua Vinamilk loại thường cũng tăng lên 3.900đ/hộp, thay vì mức giá 3.700đ/hộp như trước đây; sữa chua Ba Vì lên 4.200đ/hộp; phô mai hộp tròn gồm 8 miếng của Vinamilk cũng nhảy lên 22.800đ/hộp, tăng 1.500đ mỗi hộp so với trước 2.9.

Ngoài ra, một số loại bánh kẹo có mức tăng giá đáng kể. Chẳng hạn bánh trứng Orion Custar hộp to (460g) giá lên 57.800đ/hộp, trong khi hồi tháng 6 giá một hộp bánh này tại đây chỉ 55.000đ. Một hộp bánh Orion Goute loại nhỏ (180g) giá cũng tăng 1.200đ, lên 20.200 đồng. Giá một túi đường tinh luyện Biên Hòa trọng lượng 1kg có giá mới 22.900đ thay vì 22.000đ như trước đó.

Chuỗi siêu thị Ace Mart, bình thường có mức giá bán cao hơn mặt bằng chung so với các siêu thị khác, lần này cũng không nằm ngoài cuộc đua tăng giá trên. Nếu như sữa tươi đóng gói Vinamilk bán ở một số siêu thị nhỏ khác tăng từ 38.000đ cho mỗi lô chục gói lên 40.000đ, thì tại Ace Mart ở khu đô thị Định Công, mức giá này tăng từ 42.000đ lên 45.000đ. Những mặt hàng khác từ khăn mặt tới mỹ phẩm, đồ hộp tại đây, giá cũng nhích hơn đáng kể.

Các mặt hàng hóa mỹ phẩm ở các siêu thị Citimex, Fivimart giá tăng trong khoảng từ 5-8%, đồ gia dụng tăng 4-5%, hàng may mặc có mức đội giá cao nhất lên tới 12% và thấp nhất là 5%.

Lý do chủ yếu được các nhà cung cấp đưa ra là thời gian gần đây giá nguyên liệu đầu vào và chi phí của nhiều mặt hàng tăng cao, cộng thêm các biến động về tỷ giá. Mưa bão và dịch bệnh cũng là một trong những tác nhân quan trọng khiến giá cả nhiều mặt hàng biến động do khan hiếm nguồn cung.

Ngoài những lý do trên, nhiều người cũng cho rằng dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội cũng sẽ thu hút một lượng lớn khách từ khắp nơi đổ về, các khách sạn đã mua hàng dự trữ nên đã xảy ra tình trạng một số mặt hàng thực phẩm khan hiếm.

                                                                              Theo Báo Laodong

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục