Theo tính toán, trong 3 năm qua, sữa bột ở thị trường Việt Nam đã tăng đến 16 lần. Trong khi nhiều hộ chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam lại đang lỗ nặng.

 

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) giá sữa bột tại Việt Nam trong vòng 3 năm qua tăng 16 lần, mỗi lần tăng từ 3-10%. Có thể dẫn ra một số hãng sữa bột tên tuổi trên thị trường Việt Nam như Abbott, Mead Johnson, Friesland Campina Việt Nam, XO, Dumex, Meiji tăng từ 4 - 10% từ đầu năm đến nay.

Theo "quy trình" thì khoảng 2-3 tháng, giá sữa lại tăng một lần với lý do được các hãng trên đưa ra là thay đổi mẫu mã, giá nguyên liệu sữa và tỷ giá đôla tăng.

Mô tả ảnh.
Từ tháng 10, Thông tư về quản lý giá sữa bột sẽ có hiệu lực mong rằng sẽ "quản" được giá sữa. (Ảnh: VietNamNet)

Mức tăng "chóng mặt" như vậy khiến các bà mẹ phải cắt giảm nhiều chi phí sinh hoạt, thậm chí nhịn cả phần sữa của mình để dành cho con. Một bà mẹ cho biết, so với đầu năm thì phải bù thêm đến 500.000 đồng tiền sữa/tháng.

Trong khi đó, nông dân nuôi bò sữa ở Việt Nam lại rơi vào tình cảnh bị thua lỗ nặng dù giá rẻ hơn rất nhiều lần so với sữa nhập ngoại.

Ngày 17/10, ông Nguyễn Đăng Vang (Phó Chủ nhiệm UB Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội) trả lời trên báo Thanh niên cho biết, hiện nay có khoảng 10 nhà máy lớn sản xuất và có kiểm soát, chất lượng sữa tốt nhưng mới đạt được 22%, phải nhập khẩu 78%, cả sữa tươi và sữa bột.

Ông Vang nói rõ, mục tiêu của chúng ta là nâng dần lượng sữa tươi sản xuất tại Việt Nam từ 22% lên 40%. Lúc đó mới phần nào bảo đảm chất dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe cho người dân.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Vang, giá sữa trong nước hiện không kích thích chăn nuôi với 7 nghìn đồng/lít. Nếu mấy năm trước mức tăng đạt 26,7%, bù lỗ đàn bò 15% thì còn có lãi. Nay mức tăng chỉ đạt xấp xỉ 5%, người chăn nuôi bị lỗ.

Lỗ mà vẫn nuôi, thì ông Vang giải thích rằng, người nông dân đã trót đầu tư 200-300 triệu đồng cho một đàn bò 10 con rồi. Bây giờ nếu bán thành bò thịt thì mỗi con 20 triệu bán được 7 - 8 triệu, lỗ 12 - 13 triệu.

Một lý do nữa, nghề chính của họ vẫn là lao động chăn nuôi, lấy công làm lãi, không có ngành nghề gì khác nên đành phải theo. Nhưng đến lúc nào đó, không sống nổi nữa thì họ sẽ phải từ bỏ việc chăn nuôi. Lượng bò sữa và sữa tươi sẽ không còn.

Cũng trên tờ này, ông Vang nhấn mạnh vấn đề, sữa tươi tốt hơn sữa bột.

Bởi lẽ, một số nước chế biến được nhiều sữa tươi nhưng họ không thể vận chuyển sữa nước vào nước ta ở dạng còn tươi được, nên phải chế biến thành sữa bột và quá trình chế biến đó chất lượng giảm xuống rất nhiều. Khi nhập về, ta lại phải hoàn nguyên sữa bột đó trở lại thành sữa nước mới. Quá trình hoàn nguyên này phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin, khoáng... tạo thành sản phẩm gọi là: sữa công thức.

Trên thế giới, ở những nước có khí hậu mát mẻ, phù hợp với chăn nuôi bò sữa thì người ta hoàn toàn sử dụng sữa tươi (sữa tươi thanh trùng). Ở nước ta cũng có nhiều vùng chăn nuôi bò sữa thuận lợi, cụ thể như Mộc Châu. Ở đó, sữa sau khi vắt ra, chế biến ở nhiệt độ 72oC thì gần như còn nguyên giá trị dinh dưỡng, rất tốt. 

Từ 1/10/2010, Thông tư số 112/2010 của Bộ Tài chính về quản lý giá sữa bột có hiệu lực, trong đó quy định tất cả mặt hàng sữa bột nhập khẩu cho trẻ em dưới 6 tuổi phải đăng ký và kê khai giá với cơ quan quản lý giá.

 

                                                                          Theo VietNamnet

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục