Công ty CP Sơn Thủy tại xã Dân Hòa giải quyết việc làm cho trên 100 lao động địa phương.

Công ty CP Sơn Thủy tại xã Dân Hòa giải quyết việc làm cho trên 100 lao động địa phương.

(HBĐT) - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Đinh Đăng Điện cho biết: Huyện Kỳ Sơn đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển. Quy hoạch phát triển KT-XH của huyện đã định hình rõ nét. Huyện đã có 2 khu công nghiệp nằm trong quy hoạch là KCN Mông Hóa và Yên Quang và các cụm công nghiệp khác ở Phú Minh, Mông Hóa, Dân Hòa. Vùng sản xuất nông lâm nghiệp đã hình thành làm cơ sở để phát triển sản xuất hàng hóa. Cạnh đó huyện có huyện có mạng lưới giao thông khá đồng bộ, bao gồm cả đường thủy, sẽ là những điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.

 

Kinh tế Kỳ Sơn chuyển biến mạnh. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 12%. Trong đó nông, lâm nghiệp chiếm 35%; công nghiệp, xây dựng chiếm 37,8%; thương mại-dịch vụ chiếm 27,2%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 13,8 triệu đồng, vượt so với NQĐH là 6,1 triệu đồng. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có 50 dự án đầu tư vào địa bàn với tổng số vốn đăng ký 4000 tỷ đồng. Trong đó có nhiều dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả như: dự công ty CP chế biến lâm sản xuất khẩu Sơn Thủy, Công ty CP Hương Sơn, Công ty Chế biến nông sản Thành Đạt; các dự án du lịch sinh thái đang hoạt động tốt khai thác được tiềm năng và thế mạnh của huyện như Thác Thăng Thiên- Dân Hòa), Du lịch sinh thái và nhà vườn tại Mông Hóa và Dân Hạ...Các tiềm năng phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, cơ khí, ngành nghề chổi chít, nghề mộc giải quyết việc làm cho nghìn trăm lao động với thu nhập từ 1,5-2 triệu đồng/người/tháng.

 

Kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh và phát triển KT-XH được tăng cường. 100% xã thị trấn có trụ sở làm việc khang trang. Quy mô trường lớp được đầu tư xây mới với 90% trường lớp học được xây kiên cố, toàn huyện không còn phòng học tạm, chất lượng dạy và học không ngừng nâng lên. Toàn huyện có 7 trường được công nhận đạt trường chuẩn Quốc gia. Chất lượng cuộc sống người dân không ngừng được cải thiện, 98% số hộ được dùng điện lưới Quốc gia, 95% hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Bệnh viện Đa khoa huyện được đầu tư xây dựng mới và tăng cường về trang thiết bị, 3 xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế, đang đề nghị công nhận 3 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Huyện không để xảy ra dịch bệnh lớn.

 

Huyện đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ưu tiên thu hút đầu tư, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, xây dựng huyện Kỳ Sơn phát triển theo hướng công nghiệp- dịch vụ, xứng đáng là địa bàn trọng điểm có tác động lớn thúc đẩy KT-XH của tỉnh.

                                                                                               Lê Chung

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục