Đằng sau tình trạng khai thác tận diệt khoáng sản, ngoài thất thoát tài nguyên, thiệt hại kinh tế, hệ quả để lại là môi trường bị tàn phá, đời sống người dân địa phương phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật và oằn mình gánh chịu nhiều hệ lụy để lại.

  • Nguy cơ dịch bệnh, hủy hoại môi trường

Kết quả thanh tra của Bộ TN-MT về tình hình chế biến, khai thác khoáng sản (KTKS) trên cả nước cho thấy, nhiều doanh nghiệp (DN) khi đã được phê duyệt dự án lại đầu tư chậm hoặc không làm tốt công tác bảo vệ vùng nguyên liệu. Thêm vào đó, nhiều tổ chức, DN sản xuất chế biến gần khu dân cư, không có ý thức bảo vệ môi trường, công tác khôi phục môi trường sau khai thác chưa tốt nên môi trường ở một số nơi bị ô nhiễm nặng. Hậu quả là tình trạng loạn KTKS đang gây tác hại khôn lường ở nhiều nơi.

“Hễ địa phương nào có khoáng sản, môi trường xuống cấp cực nhanh. Trong khi kinh tế địa phương đó càng nghèo đi thì lại có những thứ phát triển rất nhanh, xuất hiện hàng loạt như: tệ nạn mại dâm, ma túy…” - một cán bộ trong đoàn thanh tra của Bộ TN-MT nhấn mạnh.

Khảo sát của Trung tâm Con người và thiên nhiên (PanNature) tại khu vực mỏ sắt xã Tân Pheo (Đà Bắc, Hòa Bình) cho thấy, phần lớn dân nơi đây không được cung cấp thông tin chính xác về dự án này. Họ không được tham vấn ý kiến khi DN mở rộng diện tích sản xuất và lắp đặt các dây chuyền mới. Hay tại tỉnh Cao Bằng, DN thậm chí còn được cấp phép khai thác mỏ vàng trên diện tích đất lúa, đất rừng. Khi DN khai thác, cả địa phương cũng như người dân đều không biết. Đặc biệt là các hoạt động khai thác mỏ lộ thiên như than, quặng… đang phá vỡ cân bằng sinh thái và điều kiện địa chất đã có hàng chục ngàn năm, gây ô nhiễm nặng đến môi trường.

Theo bà Nguyễn Thị Lài, Trung tâm Môi trường công nghiệp Viện Khoa học công nghiệp mỏ - luyện kim của Bộ Công thương, một số khu vực KTKS thường có khả năng hình thành dòng axit mỏ do chất độc tồn dư trong quặng thải. Ngoài ra, chất xyanua, xantat trong quá trình tuyển quặng đang hoành hành dữ dội tại nhiều điểm mỏ, nổi bật là hai mỏ vàng Bồng Miêu (Quảng Nam) và Trà Năng (Lâm Đồng).

Đồng quan điểm này, PGS.TS Hồ Sĩ Giao, Hội Khoa học và công nghiệp mỏ Việt Nam, cho rằng, quá trình khai thác mỏ phục vụ phát triển kinh tế đã làm biến dạng môi trường xung quanh đến mức báo động. Đơn cử, điểm nóng vùng than Quảng Ninh, tuy diện tích khai thác than chỉ chiếm 2,9% diện tích toàn tỉnh, nhưng đã làm mất 750ha rừng. Bên cạnh đó, việc khai thác gỗ không đúng kỹ thuật cũng làm mất hơn 34.000ha rừng. Tác động gây hại nhất của khai thác than là chất thải gây bồi lấp hạ nguồn.

Đối với mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), các chuyên gia cảnh báo, mỏ có chứa xen kẽ các ổ quặng sunphua (trữ lượng 12 triệu tấn) có nguy cơ xuất hiện dòng chảy axit đe dọa tính đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước (biển) của khu vực. Với tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng và dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ, nếu tính đầy đủ toàn dự án (6 tổ hợp khai thác), nhu cầu nước của khu vực sẽ ở tình trạng báo động. Các mỏ khai thác vật liệu xây dựng làm phát tán khí độc hại ra khu vực xung quanh, gây xơ cứng đất nông nghiệp, hủy diệt môi sinh.

  • Quản lý: chồng chéo, bất cập

Thực tế, việc KTKS diễn ra công khai, trên phạm vi toàn lãnh thổ nước ta. Do đó, các nhà quản lý không thể ngụy biện rằng, các đối tượng KTKS hoạt động quá tinh vi nên khó phát hiện, xử lý. Trái lại, hầu hết những người có trách nhiệm tại các cơ quan chức năng đều nhìn thấy rõ thực trạng đau lòng trong việc tận diệt KTKS, nhưng lại lúng túng trong tổ chức, phân cấp quản lý. Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng trong lần trả lời báo chí mới đây cũng thừa nhận diễn biến phức tạp và sự chồng chéo trong quản lý KTKS. Từ đó, dẫn tới tình trạng cấp phép KTKS tràn lan, dự án chồng dự án.

Theo điều tra của Viện Tư vấn phát triển (CODE), tình trạng cấp phép hoạt động KTKS không theo quy hoạch, tràn lan, chia nhỏ để cấp phép hoặc cấp phép cho các tổ chức, cá nhân không đủ năng lực, khai thác chưa có hồ sơ thiết kế diễn ra phổ biến ở nhiều nơi. Đặc biệt, nạn KTKS không phép, tự do chưa được ngăn chặn. Một số khoáng sản có trữ lượng lớn liên tục bị cắt nhỏ để tiện cho việc cấp phép khai thác…

Đơn cử, tại Quảng Ninh dù đã tồn tại hàng chục năm trước nhưng ngành KTKS mới được triển khai từ năm 2008-2009 với con số khiêm tốn năm sau thấp hơn năm trước. Hiện nay, hoạt động của một mỏ KTKS do nhiều bên chịu trách nhiệm quản lý, giám sát gồm Bộ TN-MT, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng và UBND tỉnh thành.

Một cán bộ thuộc CODE nhận xét, do quá nhiều đơn vị cùng tham gia, nhưng không có sự thống nhất về cách thức tổ chức quản lý, mạnh ai nấy làm nên đã tạo kẽ hở buông lỏng quản lý để các tổ chức, cá nhân lợi dụng “qua mặt”. Chính vì vậy, khi xảy ra sự vụ mới có phối hợp giải quyết, nhưng đến phần quy trách nhiệm đành bỏ ngỏ.

Một nghịch lý nữa đang xảy ra với ngành KTKS hiện nay, thay vì chính quyền địa phương nơi quản lý phải biết được phạm vi trách nhiệm được giao của những mỏ trên địa bàn, nhưng họ lại không được biết, thậm chí phụ thuộc vào DN. Chuyện này được Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Định Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận: “Ở Bình Định, DN báo cáo đến đâu hay đến đó. Mang tiếng là giám sát, quản lý DN KTKS nhưng sở không biết họ khai thác bao nhiêu và trữ lượng hiện có bao nhiêu?”.

Tất cả những bất cập trên, theo Phó Viện trưởng CODE Phạm Quang Tú, nguyên nhân xuất phát từ việc thực hiện phân cấp quản lý về khoáng sản của Luật Khoáng sản hiện hành tạo ra nhiều kẽ hở, do có nhiều cơ quan tham gia nhưng thiếu cơ chế phối hợp nên hiệu quả quản lý yếu kém

 

                                                                                     Theo SGGP

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục