Tại hầu hết các chợ, giá rau xanh đang tăng với mức tăng phổ biến khoảng 20%.

Tại hầu hết các chợ, giá rau xanh đang tăng với mức tăng phổ biến khoảng 20%.

Thời tiết rét đậm trong vòng gần một tuần trở lại đây tại Hà Nội kéo theo nhiều mặt hàng ồ ạt tăng giá, trong đó có rau xanh và các loại áo ấm.

 

Giá rau “đội” thêm 20%

Chị Hiệp ở Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội), bán rau tại chợ Cầu Giấy cho hay, mức tăng diễn ra đồng đều với hầu như tất cả các loại rau, ở mức phổ biến khoảng 20%.

Nhiều loại rau mùa đông như cải ngọt, cải bắp, cải cúc…, cũng tăng giá. Cụ thể, tại chợ này, rau cải bắp tăng từ 6.000 đồng/kg lên 8.000 đồng/kg, cải ngọt tăng từ 5.000 đồng lên 7.000 đồng/kg, cải cúc từ 1.000 đồng/bó tăng lên 1.500 đồng.

Tại chợ Ngã Tư Sở, các loại rau cũng đồng loạt nhích giá. Rau cần tăng từ 3.500 đồng lên 4.500 đồng/bó, rau muống tăng thêm 500 đồng, lên 3.500 đồng/bó. Các loại đậu quả, đậu trạch tăng từ 8.000 đồng/kg lên khoảng trên dưới 10.000 đồng/kg.

Nguyên nhân giá rau đột ngột tăng, theo nhiều tiểu thương, là do thời tiết Hà Nội đột ngột rét đậm.

“Trời rét các loại rau hầu như không phát triển được", chị Linh - bán rau tại chợ Ngã Tư Sở chia sẻ.

Tuy nhiên, một tiểu thương khác cho rằng, giá đang bị người bán đẩy lên, chứ tác động của thời tiết không quá lớn.

Trong khi giá rau tại nhiều chợ đang có xu hướng tăng, thì tại một số siêu thị bán hàng bình ổn giá, giá rau xanh vẫn giữ như so với cách đây nửa tháng. Siêu thị Hapro Mart trên đường Thái Thịnh, giá rau cải xanh, cải ngọt, cải cúc… vẫn phổ biến ở mức khoảng 15.000 đồng/kg, cải xoong 7.500 đồng/túi 300gr, cà chua 15.000 đồng/kg.

Nhiều bà nội trợ vẫn khá hào hứng với rau bán tại siêu thị, cho dù mức giá đắt hơn các chợ bên ngoài. “Mua trong siêu thị sẽ đảm bảo hơn, vì đây hầu như đều là rau an toàn. Mức giá cao cũng coi như là một cái “tem bảo đảm chất lượng” vậy”, chị Ngọc Anh ở Cầu Giấy đang chọn rau tại siêu thị này cho biết.

Quần áo ấm hút khách

Anh Tuấn Anh, chủ cửa hàng len dệt kim trên phố Chùa Bộc cho biết, từ hôm rét đậm, mỗi ngày cửa hàng bán được khoảng trên dưới 70 chiếc áo len các loại. So với trước đó nửa tháng, doanh số bán hàng tăng gấp 6 - 7 lần. Mức giá cũng tăng khoảng 15.000 - 20.000 đồng/chiếc vì không có hàng để nhập.


Các mặt hàng áo ấm hiện đang bán rất chạy

Tại một shop quần áo vỉa hè trên phố Khuất Duy Tiến, giá áo phao “giả lông vũ” cũng tăng thêm 40.000 - 60.000 đồng/chiếc. Anh Nguyễn Hữu Tùng, công nhân làm việc tại công trường trên đường Phạm Hùng cho hay, mới tuần trước, cậu bạn cùng phòng đi sắm một chiếc áo khoác lông vũ tại đây giá chỉ 250.000 đồng mà hôm nay chủ cửa hàng đã "hô lên" 320.000 đồng, không mặc cả.

Ngoài áo ấm, nhiều loại phụ kiện dành cho mùa đông như mũ len, găng tay và khăn len… cũng ào ạt tăng giá. Dù mức tăng không nhiều, nhưng vẫn khiến những người như Nguyễn Thị Ngát (Thanh Miện, Hải Dương) đang là sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội phải đắn đo khi mua sắm.

Ngát cho hay, đôi găng tay len kiểu xỏ ngón bình thường bán tại chợ đêm sinh viên, mới tuần trước giá chỉ 12.000 đồng/đôi thì sang tuần này đã tăng lên 18.000 đồng/đôi.

Bốt, giày ấm cũng là những mặt hàng tranh thủ “đội” giá trong dịp rét đậm này. Lê Hồng Quân (ở Hồ Tùng Mậu) cho hay, mới mua đôi giày giá 358.000 đồng tại một shop trên đường Xuân Thủy.

Tuy nhiên, lên mạng khảo giá, Quân "chết lặng" vì mức giá trên mạng chỉ 245.000 đồng/đôi chưa mặc cả. “Chắc chắn là cửa hàng kia viện cớ trời rét mà đẩy giá cao lên. Mình cảm thấy như bị lừa và móc túi trắng trợn”, Quân bức xúc cho biết.  

 

                                                                      Theo Báo Thanhnien

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục