Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) thu hoạch lúa vụ mùa, năng suất ước đạt trên 50 tạ/ha.

Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) thu hoạch lúa vụ mùa, năng suất ước đạt trên 50 tạ/ha.

(HBĐT) - Mấy năm nay, sản xuất nông nghiệp của tỉnh luôn đối mặt với khó khăn. Vừa trải qua mưa lũ kinh hoàng năm 2007, tiếp đến năm 2008 lại gặp rét đậm, rét hại kéo dài lấy đi của nông dân biết bao của cải. Rồi hạn hán trên diện rộng, sâu bệnh rình rập liên tục diễn ra ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người nông dân. ấy vậy mà bức tranh nông nghiệp của tỉnh vẫn đậm màu tươi mới.

 

Trưởng phòng Kế hoạch- Sở NN&PTNT Nguyễn Thế Hách tâm sự: Tỉnh có xấp xỉ 80% dân số sống bằng nông - lâm nghiệp, thủy sản. Trong bộn bề khó khăn, nhưng diện mạo nông nghiệp của tỉnh đã và đang có sự đổi thay về chất. Các chương trình chính sách nông nghiệp, nông thôn đang được triển khai và mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều nguồn lực đầu tư mạnh cho nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống công trình thủy lợi ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu sản xuất. Các chương trình, dự án, chính sách đầu tư cho nông nghiệp ngày càng phát huy hiệu quả làm thay đổi căn bản cuộc sống người dân. Công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp được triển khai quyết liệt từ tỉnh xuống cơ sở.

 

Nông dân trong tỉnh và ngay cả ở những vùng còn khó khăn đã có sự thay đổi lớn trong tư duy và tổ chức sản xuất. Quỹ đất được khai thác hiệu quả. Phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản phát triển rộng khắp. Vụ đông trở thành vụ chính trong năm. Năng suất và sản lượng gieo trồng và chăn nuôi không ngừng tăng trưởng. Đã có hơn  90% diện tích ngô và 50% diện tích lúa lai và gần 100% diện tích mía sử dụng các loại giống có năng suất cao. Tỉnh ta đã thực hiện mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực về đích trước Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV hai năm. Tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp bình quân đạt khoảng từ 4-5%/năm. Tỷ trọng nông - lâm nghiệp, thủy sản đã chiếm 34,7%.

 

Vừa thoát hạn hán, rầy nâu gây cháy lúa trên diện rộng của năm trước, năm 2010, sản xuất nông nghiệp lại tiếp tục đối mặt với hạn hán gay gắt và sâu bệnh trên lúa và hoa màu, dịch bệnh trong chăn nuôi. Thế nhưng trong bộn bề khó khăn, ý thức tự lực, tự cường của ngành nông nghiệp và người dân lại được phát huy cao độ. Những diện tích lúa cấy không chủ động nước tưới đã được chuyển sang trồng hoa màu có giá trị cao. Các biện pháp phòng trừ dịch bệnh bảo vệ sản xuất được triển khai quyết liệt. Theo đó,  tăng trưởng ngành nông nghiệp cơ bản đạt chỉ tiêu. Diện tích gieo trồng cả năm 75.662 ha, cơ bản đạt kế hoạch. Sản lượng lương thực cả năm đạt trên 34,2 vạn tấn, tăng tới 11.340 tấn so với năm 2009. Dịch bệnh được khống chế, chăn nuôi phát triển ổn định. Thủy sản ngày càng khai thác tốt tiềm năng. Trồng rừng vượt kế hoạch, kinh tế rừng gắn với công nghiệp chế biến đang làm đổi thay cuộc sống ở nhiều miền quê nghèo. Đặc biệt, trong tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa. Đã xuất hiện nhiều cánh đồng có giá trị kinh tế đạt trên 50 triệu đồng/ha ở các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Tân Lạc, Lạc Sơn, thành phố Hòa Bình. Tư duy và cách tổ chức mới trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại cuộc sống ấm no cho người nông dân. Nông dân Cao Phong vào vụ cam trong niềm vui hạnh phúc, nhiều gia đình có bạc tỷ, tiền trăm triệu đồng, thương hiệu cam sạch Cao Phong khẳng định trên thị trường. Nông dân xã Bắc Sơn (Kim Bôi) thâm canh tăng vụ, phát triển chăn nuôi có tiền chục triệu, trăm triệu để tái đầu tư cho sản xuất. Nông dân Lương Sơn phát huy lợi thế vùng ven đô tích cực triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trồng mướp đắng, lặc lày, rau muống, măng bát độ... Tư duy sản xuất mới đã hiện hữu ngay cả ở vùng cao như Quyết Chiến, Ngổ Luông (Tân Lạc), người dân có nguồn thu đáng kể từ phát triển mô hình trồng su su lấy ngọn hiệu quả cao hơn nhiều lần trồng ngô, lúa.

 

Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Nông nghiệp của tỉnh đã và đang khẳng định trong khó khăn. ở nhiều vùng đã hình thành những người nông dân không chỉ biết sản xuất mà còn biết tìm kiếm và tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây là những mô hình cần nhân rộng. Tỉnh đang tập trung các nguồn lực triển khai chương trình hành động nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phát triển theo quy hoạch, tạo chuyển dịch mạnh và bền vững trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hàng hóa, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân. 

 

 

                                                                                               Lê Chung

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục