Mặc dù trong cuộc chạy đua về doanh thu 100.000 tỷ đồng năm 2010, Viettel đã “thua” VNPT khi thiếu gần 9.000 tỷ đồng, tuy nhiên, số đông dư luận cho rằng, với năng lực thực tế và kết quả đạt được, nhà mạng Viettel cũng xứng đáng được cho là “chiến thắng

 

Doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh luôn đem lại lợi ích cho người tiêu dùng
 
Báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, dự kiến năm 2010, VNPT đạt doanh thu 101.569 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2009 và nộp ngân sách 7.855 tỷ đồng. Trong khi đó, “đối thủ” Viettel dự kiến đạt 91.134 tỷ đồng, tăng trưởng 50% so với năm 2009.
 
“Con gà tức nhau tiếng gáy”
 
Cuộc “phi mã” đạt doanh thu 100.000 tỷ được hai “đại gia” đặt ra trong năm 2010. Theo kế hoạch ban đầu, VNPT đặt mục tiêu doanh thu cho 2010 là 94.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2010. Còn Viettel trong kế hoạch ban đầu chỉ đặt ra mốc 96.000 tỷ đồng, tăng trưởng 60% so với năm 2009.
 
Tuy nhiên, ngay sau khi Viettel công bố chỉ tiêu về doanh thu, VNPT đã quyết định điều chỉnh mục tiêu tăng thêm 6.000 tỷ đồng. Hãng này quyết tâm giữ vững “ngôi vương” với mục tiêu lần đầu tiên có được doanh thu 100.000 tỷ đồng, đồng thời phấn đấu tối thiểu đạt lợi nhuận 15.000 - 16.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 8.500 - 8.700 tỷ đồng.
 
Không chịu khoanh tay đứng nhìn, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc Viettel cũng lớn tiếng khẳng định Viettel đã điều chỉnh mục tiêu doanh thu lên mức cao hơn VNPT với trên 100.000 tỷ đồng.
 

Viettel “thua” VNPT trong cuộc đua 100.000 tỷ đồng

Theo báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố (TT&TT), VNPT dự kiến trong năm 2010 đạt doanh thu 101.569 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2009 và nộp ngân sách 7.855 tỷ đồng.

Đối thủ của VNPT trong cuộc đua 100.000 tỷ đồng là Viettel, dự kiến trong năm 2010 doanh thu đạt 91.134 tỷ đồng, tăng trưởng 50% so với năm 2009.

Theo giới chuyên gia, VNPT có nguồn thu chính từ 2 mạng di động là VinaPhone và MobiFone, với khoảng 55,41% thị phần. Ngoài ra, hãng này còn có nguồn thu từ bưu chính, Internet băng rộng, điện thoại cố định… Đối với Viettel, 60% doanh thu của tập đoàn này đến từ dịch vụ thông tin di động. Còn lại là từ các nguồn thu khác như bất động sản, phân phối điện thoại, bưu chính và Internet...
 
Sau nhiều nỗ lực không mệt mỏi, 6 tháng đầu năm, VNPT công bố đạt trên 43.000 tỷ đồng (42% mục tiêu). Tương tự, Viettel cũng công bố đã đi được gần nửa chặng đường. Cuộc đua trở lên “nóng” hơn trong 6 tháng cuối năm khi nhà mạng Viettel vẫn giữ quyết tâm “tước đoạt ngôi vương” của VNPT.
 
Với cơ cấu doanh thu của VNPT, việc thành bại trong con đường tiến đến trên 100.000 tỷ đồng đã được đặt trên vai MobiFone và VinaPhone. Cùng với việc theo tiếp cuộc chơi giảm cước từ 10 - 15% từ tháng 8/2010, liên tục từ tháng 9 đến cuối năm 2010, VNPT tung ra các chiêu khuyến mãi 100% cho thẻ nạp nhằm “úy đạo” khách hàng cũ và thu hút hút lượng khách hàng mới.
 
Khác với VNPT, bên cạnh các chiêu khuyến mãi 100% hay mở rộng kinh doanh dịch vụ thông tin di động sang các nước khác trong khu vực như Lào, Campuchia và Bangladesh..., nhà mạng Viettel quyết tâm đầu tư chiến lược kiểu “bỏ trứng nhiều giỏ”. Theo đó, Viettel đã đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác. Hiện, Viettel đang nắm cổ phần trong Tổng công ty Vinaconex, Ngân hàng Cổ phần Quân đội… Ngoài ra, tập đoàn này có có doanh thu từ xuất nhập khẩu, bất động sản...
 
Thắng lo - thua vẫn mừng !?
 
Báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông công bố ngày 24/12 cho thấy, Tập đoàn VNPT dự kiến trong năm 2010 đạt doanh thu 101.569 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2009 và nộp ngân sách 7.855 tỷ đồng.
 
Trong khi đó, Viettel - đối thủ của VNPT trong cuộc đua 100.000 tỷ, dự kiến đạt 91.134 tỷ đồng, tăng trưởng 50% so với năm 2009. Năng suất lao động bình quân của Viettel đạt hơn 4 tỷ đồng/người/năm và thu nhập bình quân 11,7 triệu đồng/người/tháng.
 
Trong năm 2010, tập đoàn này phát triển mới 46,3 triệu thuê bao di động và 1,17 triệu thuê bao 3G. Tuy nhiên, số thuê bao di động hai chiều mới trong năm 2010 của Viettel chỉ đạt 2,1 triệu thuê bao và có tổng số thuê bao hoạt động trên toàn mạng là 49,9 triệu thuê bao.
 
Với kết quả trên, rõ ràng trong cuộc chạy đua doanh thu 2010, VNPT là đơn vị chiến thắng với doanh thu ‘khủng’ lên tới 101.569 tỷ đồng. Và vì thiếu gần 9.000 tỷ đồng, Viettel đã chấp nhận về nhì với doanh thu dự kiến đạt 91.134 tỷ đồng.
 
Tất nhiên, trong con số này, chúng ta cũng cần phải xem lại cách hạch toán của các đại gia này, song rõ ràng, khi đã có mục tiêu thì mỗi doanh nghiệp cũng phải nỗ lực hơn rất nhiều, và xét cho cùng thì người tiêu dùng đã được lợi nhiều nhất.
 
Công bằng mà nói, việc VNPT chiến thắng Viettel là điều đương nhiên và dễ hiểu bởi, thứ nhất, doanh thu chính của VNPT đến từ 2 công ty lớn MobiFone và Vinaphone. Thứ hai, VNPT đã ‘độc quyền’ trước Viettel khoảng gần 20 năm. So với một nhà mạng “sinh sau đẻ muộn” như Viettel thì đương nhiên VNPT có lợi thế hơn hẳn về kinh nghiệm và thương trường.
 
Cho dù không có lợi thế về mạng lưới và con người tại địa phương như VNPT, cho dù đã “thua” VNPT trong cuộc đua 100.000 tỷ đồng kể trên, song giới phân tích cho rằng, nhà mạng Viettel vẫn có thể “ngẩng cao đầu” bởi đã chứng minh được năng lực cuả mình qua những “bước đi thần tốc” trong suốt những năm qua.
 
 
                                                                                   Theo DanTri

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục