Nhiều hộ chăn nuôi ở xã Đoàn Kết (Đà Bắc) chủ động đưa trâu, bò về nhà làm chuồng trại tránh rét trong mùa đông

Nhiều hộ chăn nuôi ở xã Đoàn Kết (Đà Bắc) chủ động đưa trâu, bò về nhà làm chuồng trại tránh rét trong mùa đông

(HBĐT) - Tuy đã có 1-2 đợt rét đậm, rét hại trên phạm vi toàn tỉnh. Nhưng đến nay vẫn chưa xảy ra tình trạng trâu, bò chết đói, rét như mọi năm. Nhiều hộ dân đã dần ý thức và chủ động trong giữ “đầu cơ nghiệp” của mình.

 

Gia đình chị Nguyễn Thị Minh ở khu 1A, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) nuôi 4 con trâu. Ngoài để cày ruộng, chị nuôi trâu để bán. Chị cho biết: Nhà tôi ít ruộng nên rơm không đủ cho trâu ăn trong suốt mùa đông, phải mua thêm rơm, tranh thủ lúc trời nắng ấm, phơi khô đánh thành cây bảo quản tốt dự trữ thức ăn cho đàn trâu trong suốt mùa đông. Ngoài ra, tôi đi xin lõi ngô trộn thức ăn với thân cây chuối đảm bảo đủ khẩu phần ăn cho chúng trong mùa rét.

 

 Hiện, huyện Tân Lạc có trên 22.000 con trâu, bò. Để bà con chủ động chống rét cho trâu, bò ngay từ đầu mùa đông, UBND huyện đã chỉ đạo các xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con xây dựng chuồng trại, tích trữ đủ lượng thức ăn cần thiết cho đàn gia súc, sử dụng những phụ phẩm dư thừa như rơm, rạ, lõi ngô… Ông Trần Tuấn Thanh, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Tân Lạc cho biết: Ngay sau khi bà con thu hoạch vụ mùa Trạm đã tuyên truyền, vận động bà con sau khi thu hoạch lúa cần tích trữ, bảo quản tốt rơm. Trong đó, đề ra phương châm mỗi hộ chăn nuôi cần có một cây rơm tích trữ. Mặt khác, khuyến cáo người chăn nuôi khi thấy dự báo có đợt rét đậm, rét hại cần đưa đàn gia súc về nơi nuôi nhốt an toàn, đảm bảo giữ ấm cho chúng. Thông qua tuyên truyền, nhận thức của người chăn nuôi nhất là ở vùng cao cũng được nâng lên rõ rệt. Nhiều hộ trước đây hay thả rông trâu, bò nay đưa trâu. bò về nhà làm chuồng và dự trữ thức ăn.

 

Cũng như huyện Tân Lạc, ngay từ đầu vụ đông, UBND huyện Lạc Sơn đã chỉ đạo các xã tuyên truyền chuẩn bị ứng phó với những đợt rét đậm, rét hại. Tích trữ thức ăn cho gia súc ngay từ đầu vụ. Hiện, tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện có 41.000 con, chủ yếu là các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ, thả rông nên công tác tuyên truyền gặp không ít khó khăn. Ông Bùi Văn Diển, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Lạc Sơn cho biết: Đợt rét đậm, rét hại kéo dài cuối năm 2007, đầu 2008 đã để lại bài học kinh nghiệm cho chúng tôi. Do vậy, huyện chủ động đưa ra những biện pháp cấp bách trong phòng - chống đói, rét cho trâu, bò. Tổ chức nhiều đoàn cán bộ xuống từng xã vận động bà con tích trữ nguồn thức ăn cho đàn gia súc nhằm đảm bảo sức kéo cho người nông dân trong vụ đông - xuân 2010-2011. Ông Bùi Văn Riêng ở xóm Chiềng, xã Liên Vũ cho biết: Sau khi thu hoạch lúa mùa, tôi cũng đã trữ được một cây rớm khá to, đủ nuôi 3 con trâu trong suốt mùa đông. Ngoài ra, chuồng trại cũng được gia đình che chắn, quây bạt xung quanh, đảm bảo giữ ấm cho chúng khi thời tiết giá lạnh kéo dài.

 

Ông Lương Thanh Hải, Phó Chi cục Chi cục Thú y cho biết: Ngay từ đầu mùa đông, Sở NN & PTNT gửi công văn  đến UBND, Phòng NN & PTNT các huyện tích cực tăng cường phòng - chống đói, rét cho trâu, bò, che chắn chuồng trại, chế biến thức ăn dự trữ thô, tinh nhằm đảm bảo giữ ấm và khẩu phần ăn cho trâu, bò khi mùa đông. Đề nghị các huyện có tập quán chăn thả rông trâu, bò sớm di chuyển đàn gia súc về nơi nuôi nhốt có thể kiểm soát được. Qua công tác chỉ đạo, tuyên truyền trong những năm gần đây, ý thức phòng tránh đói, rét của người chăn nuôi trong toàn tỉnh đã được nâng lên rõ rệt.

 

                                                                                              Việt Lâm

 

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Bằng nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy về dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đến tháng 11/2023, huyện Lạc Thủy đã thực hiện dồn đổi được khoảng 610ha. Qua đó dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo thuận lợi liên kết sản xuất; ứng dụng KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn huyện.

Phụ nữ huyện Đà Bắc chung sức xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, cụ thể hóa phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp Hội LHPN huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực. Qua đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân.

Huyện Lương Sơn dồn lực thực hiện các tiêu chí xây dựng đơn vị hành chính cấp thị xã

Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lương Sơn đã triển khai đồng bộ các giải pháp đột phá nhằm xây dựng huyện phát triển toàn diện, bền vững, phát huy vai trò là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp thị xã.

Tiếp tục thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh

UBND tỉnh vừa có Công văn số 2065/UBND-NVK về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025.

Huyện Tân Lạc: Trên 149 tỷ đồng cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Lạc, trong 10 tháng năm 2023, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 149,05 tỷ đồng, với trên 4,1 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 519,3 tỷ đồng, với gần 15 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Xã Bình Hẻm nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững

Xác định rõ giảm nghèo bền vững (GNBV) là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo an sinh xã hội, thời gian qua, xã Bình Hẻm (Lạc Sơn) đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp phù hợp. Nhờ đó xã đạt được những kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục