Hồ Suối Ong, xã Tiến Sơn (Lương Sơn) đảm bảo tưới cho trên 200 ha lúa, hoa màu

Hồ Suối Ong, xã Tiến Sơn (Lương Sơn) đảm bảo tưới cho trên 200 ha lúa, hoa màu

(HBĐT) - Theo đánh giá của Chi cục Thủy lợi, mùa mưa năm 2010 kết thúc sớm, lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm dẫn đến lượng nước trên các lưu vực sông, suối, hồ, đập thủy lợi trong toàn tỉnh đạt thấp. Nguy cơ thiếu nước tưới cho sản xuất vụ đông - xuân khó tránh khỏi nếu nông dân không sử dụng nước tưới tiết kiệm, hiệu quả.

 

Công ty Khai thác công trình thủy lợi hiện đang quản lý 136 công trình, trong đó có 78 hồ chứa, 51 đập dâng, 7 trạm bơm và trạm thủy luân. Ông Bùi Thanh Hải, Phó GĐ Công ty cho biết: Hiện nay đã kết thúc mùa mưa, bước vào mùa khô nhưng mực nước tại các hồ, đập chỉ đạt từ 80 – 85% so với thiết kế. Công ty đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng phương án tích nước từ đầu vụ, quản lý chặt các đầu cống, không để tình trạng rò rỉ nước. Các hồ, đập do công ty quản lý đã được thay, lắp đặt hệ thống van chóp để giữ nước. Các xí nghiệp kiểm tra, đánh giá khả năng phục vụ tưới, xây dựng phương án, biện pháp để đáp ứng nhu cầu dùng nước vụ đông-xuân 2010 – 2011. Đồng thời, xây dựng phương án chống hạn đối với những công trình có mực nước thấp; lịch tưới cho từng công trình cụ thể; điều tiết nước khoa học, hợp lý, hạn chế đến mức thấp nhất thất thoát nước. Theo kế hoạch, UBND tỉnh giao cho công ty làm đầu mối đặt hàng dịch vụ công ích khoảng 34.000 ha. Ngoài những công trình do công ty quản lý, các công trình do địa phương quản lý công ty cũng đã chỉ đạo các xí nghiệp bám sát địa bàn, hướng dẫn cách khai thác để phát huy tối đa hiệu quả. Tuy nhiên, không ít các công tình thủy lợi ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, lòng hồ bị bồi lắng, đập bị xói mòn, hệ thống cống rò rỉ, không đảm bảo giữ nguồn nước. Hệ thống kênh, mương kiên cố còn ít. Kênh đất vào mùa mưa bão thường xuyên sạt lở, gây thất thoát nước. Hệ thống công trình phân bố rải rác, ranh giới phục vụ sản xuất nhiều lúc chồng chéo dẫn đến khó khăn trong việc điều tiết nước theo kế hoạch. Mặt khác, nhận thức của một số hộ dân và tổ chức đang sống, hoạt động xung quanh công trình thủy lợi còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng vi phạm mốc giới hành lang bảo vệ công trình và hộ dùng nước chưa chấp hành Pháp lệnh khai thác-bảo vệ công trình thủy lợi. Hàng năm, công ty cũng đã đầu tư sửa chữa, duy tu các công trình thủy lợi. Riêng năm 2010 là 5 tỉ đồng và hiện có 5 công trình đang thi công. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế vì tuổi thọ các công trình khá cao, hầu hết được xây dựng từ những năm 60 – 70 của thế kỷ trước.

 

Ông Trần Kim Phàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết: Toàn tỉnh có trên 1.200 công trình thủy lợi, trong đó có 513 hồ, đập kiên cố, 434 bai dâng kiên cố, 468 bai tạm, 59 trạm bơm điện, 49 trạm thủy luân, trên 3.000 km kênh mương (kiên cố trên 1.000 km). Các công trình thủy lợi tưới chủ động cho khoảng 80% diện tích, còn lại phải nhờ nước trời. Vụ đông-xuân năm nay áp lực nước tưới sẽ nặng nề hơn do lượng mưa ít hơn, mực nước tại các công trình thủy lợi thấp hơn trng bình nhiều năm. Hàng năm, vào các tháng 12 năm trước và tháng 1, 2 năm sau cũng xuất hiện mưa phùn, mưa nhỏ nhưng lượng mưa không đáng kể, không tạo ra dòng chảy mặt nên không có khả năng bổ sung lượng nước cho các hồ, đập. Trong khi đó, thời tiết hanh khô làm cho nước bốc hơi nhanh. Để chủ động đối phó với nguy cơ hạn hán, các địa phương cần đẩy mạnh phong trào toàn dân làm thủy lợi, tập trung nạo vét kênh mương, cửa cống dẫn nước. Sử dụng nước tưới tiết kiệm, khoa khọc. Chuẩn bị máy bơm để tận dụng các nguồn nước. Có kế hoạch chuyển đổi những diện tích cấy lúa thiếu nước sang trồng màu. Về lâu dài, cần giữ rừng đầu nguồn, giữ nguồn sinh thủy, tạo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

 

 

                                                                                 Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục