Nông dân xã Dũng Phong (Cao Phong) trồng cây màu vụ đông mang lại hiệu quả kinh tế cao

Nông dân xã Dũng Phong (Cao Phong) trồng cây màu vụ đông mang lại hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thông qua tổ ủy thác vay vốn của các tổ chức hội, đoàn thể để đưa nhanh nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến nhân dân giúp họ đẩy mạnh sản xuất, xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả. Đó là một kênh thoát nghèo bền vững mà Cao Phong đang triển khai.

 

Chị Bùi Thị Nhâm, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Cao Phong cho biết: Theo khảo sát của Ban chỉ đạo XĐ-GN huyện, nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo ở Cao Phong là do không có vốn sản xuất, không có kiến thức làm ăn. Thực trạng cho thấy, nhiều hộ thực sự có ý thức vươn lên và có  ý tưởng thoát nghèo. Tuy nhiên, cái khó của họ chính là đồng vốn. Chính vì vậy, huyện đã chủ trương nhanh chóng giải ngân giúp các hộ nghèo có nguồn vốn phát triển kinh tế. Huyện chỉ đạo ngân hàng CS-XH huyện ký kết với 4 tổ chức xã hội trong huyện là Hội Nông dân, phụ nữ, CCB và Đoàn thanh niên tín chấp cho các hội viên trong hội vay vốn nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước, đồng thời giúp họ sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Ngân hàng cũng đã thường xuyên cử cán bộ tín dụng xuống cơ sở kiểm tra, tư vấn cho từng hộ, từng vùng về phương thức sản xuất - kinh doanh phù hợp. Các tổ chức xã hội có trách nhiệm đẩy mạnh tuyên truyền, vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi cho phù hợp, tổ chức các buổi chuyển giao KH-KT, hội thảo đầu bờ, giới thiệu các mô hình kinh tế, cây, con giống mới phù hợp và mang lại giá trị kinh tế cao để người dân áp dụng vào phát triển kinh tế. Với cách làm đó,  tính đến nay, 100% hộ nghèo trong huyện được vay vốn ưu đãi nhằm xóa đói - giảm nghèo với hơn 4.486 lượt hộ được vay tổng số vốn 39.035 triệu đồng. Trong đó  có 1.558 hộ sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn với tổng số vốn hơn 20 tỷ đồng, vốn giải quyết việc làm hơn 3,7 tỷ đồng, vốn nước sạch - vệ sinh môi trường hơn 8 tỷ đồng, vốn học sinh - sinh viên nghèo hơn 11 tỷ đồng.

 

Nhờ tận dụng tốt nguồn vốn, nhiều hộ nghèo huyện Cao Phong đã tìm được hướng phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Theo chỉ dẫn của những cán bộ LĐ-TB&XH thị trấn Cao Phong, chúng tôi đến thăm gia đình anh Bùi Thanh Xây ở tiểu khu 9 - TT Cao Phong, một trong những hộ thoát nghèo do sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Anh Xây tâm sự: Gia đình có hơn 5.000 m2 đất để trồng mía và rau ăn hàng ngày. Trước đây, do không có vốn đầu tư nên năng suất mía không cao, cuộc sống gia đình 4 nhân khẩu bấp bênh. Năm 2005, được tín chấp vay vốn, tôi mạnh dạn đứng ra vay 15 triệu đồng để đầu tư nuôi bò và trồng mía. Được hướng dẫn của Trạm KN-KL huyện, ngay năm đầu tiên, từ bán mía, hai con bê giống, gia đình tôi đã hoàn trả nguồn vốn vay ngân hàng. Từ năm 2008, gia đình đã xây được nhà và có điều kiện chăm lo cho con cái học hành. Cũng giống như gia đình anh Xây, nhiều hộ nghèo khác ở đây cũng đã vươn lên thoát nghèo nhờ biết tận dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Anh Nguyễn Đình Bang, Trưởng tiểu khu 9, TT Cao Phong cho biết: là khu không thuộc trung tâm của thị trấn, đất đai ít và không phù hợp với cây cam nên trước đây, cuộc sống của người dân ở khu 9 rất khó khăn. Nhà nào có nhân lực thì đi làm thuê, nhà nào không có điều kiện chỉ biết nhìn vào 2 vụ lúa và ít vườn nên chẳng khi nào dư dật. Từ khi chủ trương mở rộng vay vốn đến nhân dân, cuộc sống của bà con đã thay đổi hẳn. Hiện nay, toàn khu có hơn 80 hộ thì 52 hộ vay vốn các nguồn của NHCSXH, tổng số vốn hơn 500 triệu đồng. Với vốn vay thời gian dài, lãi suất ưu đãi, bà con đã tận dụng để chăn nuôi trâu, bò, thực sự mang lại hiệu quả kinh tế. Từ chỗ cả khu có 15 hộ nghèo (năm 2009) đến nay chỉ còn lại 4 hộ nghèo (tiêu chí cũ).

 

Sử dụng nguồn vốn hiệu quả, có hướng đi đúng đắn trong phát triển kinh tế, nhiều hộ nghèo ở Cao Phong đã tìm được hướng thoát nghèo. Trong năm 2010 đã có 996 lao động được giải quyết việc làm, 380 hộ xóa được nhà tranh nhà tạm, hàng trăm lao động được hướng dẫn cách thức làm ăn với các nghề phù hợp như: mây - tre đan, dệt, trồng nấm rơm, quản lý kinh tế rừng, kỹ thuật chăn nuôi lợn giống... Nhờ đó, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đạt hơn 13 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo từ hơn 20% xuống còn dưới 13%.

 

 

                                                                                           Đinh Hòa

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục