Năm nay, các doanh nghiệp đều cố gắng dành khoản thưởng Tết cho người lao động

Năm nay, các doanh nghiệp đều cố gắng dành khoản thưởng Tết cho người lao động

Chiều 27/12, cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM đã công bố mức tiền lương, thu nhập năm 2010 và tiền thưởng trong dịp tết Tân Mão của các doanh nghiệp (DN) đóng trên địa bàn. Theo đó, TP HCM hiện đang giữ mức kỷ lục về thưởng Tết, lên tới 532 triệu đồng/người thuộc một DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

 

Tại Hà Nội, theo Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Thế Hùng thì tiền lương bình quân năm 2010 và tiền thưởng trong dịp Tết của các doanh nghiệp có cao hơn năm 2009 nhưng thực tế đời sống của người lao động vẫn gặp nhiều khó khăn do sự leo thang của giá cả thị trường. Mức thưởng Tết cao nhất của Hà Nội năm nay là 72,9 triệu đồng, mức thưởng thấp nhất là 200.000 đồng.

Qua tổng hợp mức lương, thưởng của hơn 300 DN ở 4 loại hình doanh nghiệp thực hiện báo cáo, mức thu nhập bình quân của DN 100% vốn nhà nước là 3.850.000 đồng/người/tháng, tăng 37,5% so với năm 2009 (lương chiếm khoảng 90% thu nhập). Mức thu nhập bình quân cao nhất là 27 triệu đồng/tháng, rơi vào các doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ. Mức thu nhập bình quân thấp nhất là 1.240.000 đồng/tháng, tập trung ở các doanh nghiệp thuộc ngành dệt, da, may, giày. Mức thưởng Tết bình quân là 3.550.000 đồng/người. Người có mức thưởng dự kiến thấp nhất là 200.000 đồng/người; mức cao nhất là 40 triệu đồng/người.

Đối với DN nhà nước chuyển sang công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối thì mức lương, thưởng có cao hơn so với DN 100% vốn nhà nước. Thu nhập bình quân đạt: 4.090.000 đồng/người/tháng. Người có thu nhập cao nhất là 72,9 triệu đồng/tháng; thấp nhất là: 1 triệu đồng/người/tháng. Mức thưởng Tết bình quân là 3.840.000 đồng/người. Người có mức thưởng cao nhất là 72,9 triệu đồng; thấp  nhất là 500.000 đồng/người.

Năm nay, các doanh nghiệp đều cố gắng dành khoản thưởng Tết cho người lao động.

Đối với DN dân doanh có tiền lương bình quân: 3 triệu đồng/người/tháng, tăng 1,31 lần so với năm 2009. Người có thu nhập thấp nhất ở loại hình DN này là 1,2 triệu đồng/người/tháng tập trung ở những lao động giản đơn, chưa qua đào tạo. Thu nhập cao nhất là 15,5 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, mức thưởng Tết bình quân cho người lao động ở loại hình DN này chỉ đạt 1,76 triệu đồng/người, giảm 3,6% so với năm 2009. Người lao động có mức thưởng cao nhất là 15 triệu đồng; mức thấp nhất là 400.000 đồng.

Đối với DN FDI tiền lương bình quân đã tăng 2,9% so với năm 2009, đạt gần 2,9 triệu đồng/người/tháng. Người có mức lương cao nhất ở khối FDI là 60 triệu đồng/tháng; thấp nhất là 1,274 triệu đồng/tháng. Tiền thưởng Tết bình quân là 4,22 triệu đồng/người; mức thưởng cao nhất là 72,720 triệu đồng; thấp nhất là 500.000 đồng. 

Tại TP HCM, theo Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Xê thì kết quả tổng hợp từ 1.140 DN thuộc các thành phần kinh tế cho thấy, mức thưởng cao nhất rơi vào DN thuộc ngành điện tử, sản xuất sữa, nhựa, dịch vụ giao nhận, kinh doanh địa ốc, vàng. DN sản xuất quy mô vừa và nhỏ thuộc các ngành sử dụng nhiều lao động như giày da, may mặc, dịch vụ bảo vệ có mức thưởng thấp. Nhìn chung, người lao động đều nhận được thưởng Tết năm 2011, mức trung bình là 1 tháng lương.

Về thưởng Tết trong DN 100% vốn nhà nước cao nhất là 70 triệu đồng; thấp nhất là 4,9 triệu đồng/người. DN cổ phần có vốn góp của nhà nước: cao nhất 350 triệu đồng/người; thấp nhất là gần 2,9 triệu đồng/người. DN dân doanh: cao nhất là 150 triệu đồng/người; thấp nhất là 1,9 triệu đồng/người. DN FDI, mức thưởngTết năm nay cao hơn hẳn năm trước: cao nhất là 532 triệu đồng/người; thấp nhất 1,5 triệu đồng/người.

Đối với các DN trong các khu chế xuất, khu công nghiệp ở TP HCM, DN trong nước có mức thưởng cao nhất là 376,7 triệu đồng/người; thấp nhất là 900.000 đồng/người; DN FDI: cao nhất là 120 triệu đồng/người; thấp nhất là 1,2 triệu đồng/người. Thời gian phát thưởng Tết cho người lao động được các DN thực hiện từ ngày 15 đến 31/1/2011.

 

                                                                                       Theo CAND

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục