Tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, thuốc lá, điện thoại di động, dược phẩm, mỹ phẩm, hàng điện lạnh, hàng tiêu dùng... "đi" xe khách vào nội địa. Còn tại một số cửa khẩu, xăng ùn ùn chuyển sang Campuchia theo lệnh của những ông trùm giấu mặt.

 

Cuối năm, tình hình buôn lậu qua Cần Thơ diễn biến phức tạp, với nhiều mặt hàng được các đối tượng vận chuyển bằng xe khách từ các tỉnh biên giới về như thuốc lá, điện thoại di động, dược phẩm, mỹ phẩm, hàng điện lạnh, hàng tiêu dùng...

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Thuận, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV - Công an TP Cần Thơ: "Các đối tượng buôn lậu dùng nhiều thủ đoạn rất tinh vi, hàng hóa được phân tán nhỏ lẻ, vận chuyển trên nhiều phương tiện hoặc thuê mướn người khác vận chuyển nhằm đối phó với lực lượng chức năng".

Thời gian qua, lực lượng Cảnh sát kinh tế Công an Cần Thơ đã tăng cường công tác nắm tình hình, triệt phá 25 vụ mua bán, vận chuyển, chứa chấp hàng nhập lậu, tịch thu nhiều hàng hóa với giá trị khoảng 1 tỷ đồng. Đồng thời, xử lý, phạt hành chính 23 đối tượng với số tiền 70 triệu đồng và khởi tố 2 đối tượng. Ngoài lực lượng Cảnh sát kinh tế, lực lượng Quản lý thị trường thời gian qua phát hiện và xử lý hàng loạt vụ vận chuyển hàng lậu từ biên giới về và đi ngang TP Cần Thơ.

Những ngày cuối năm 2010, tại cửa khẩu Xà Xía (Hà Tiên - Kiên Giang), tình hình hoạt động buôn lậu diễn ra sôi động và gần như công khai. Hàng trăm đối tượng ngày đêm qua lại trên các vành đai biên giới để "đánh hàng". Tại khu vực Bãi Xuồng - nơi giáp ranh giữa Hà Tiên với Campuchia, có hàng trăm ghe, xuồng chất đầy hàng hóa của các đối tượng buôn lậu để chuẩn bị đưa lên bờ để vận chuyển vào nội địa.

Điều đáng nói, các đối tượng vận chuyển hàng lậu hoạt động một cách công khai. Tại khu vực biên giới tiếp giáp này, các đối tượng buôn lậu luôn cử người theo dõi lực lượng chức năng và khi có lực lượng Hải quan, ngay lập tức số hàng được đưa về phía bờ Campuchia để tránh và sau khi lực lượng rút thì ngay lập tức hàng lậu được cập bến và "đội quân xe máy" đai hàng luồn lách rất nhanh.

Các đối tượng vận chuyển đường cát Thái Lan lậu vượt sông Binh Di (huyện An Phú, An Giang) để đưa vào nội địa Việt Nam.

Dường như quy luật hoạt động buôn lậu ở Xà Xía từ quy trình vận chuyển, thời gian và địa điểm tập kết đã được các cơ quan chức năng nắm rõ. Tuy nhiên, việc bắt giữ hàng lậu thì không dễ. Ông Huỳnh Văn Thanh, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu, Cục Hải quan Kiên Giang, cho biết, khi tổ chức bắt giữ thì họ dùng số đông để giành giựt lại, thậm chí chống trả lại lực lượng chức năng.

Vì thế để bắt giữ được thì phải bố trí ở những chỗ vắng. Trong đợt cao điểm chống buôn lậu từ cuối năm 2010, lực lượng chức năng đã bắt giữ được 14 vụ với tổng trị giá gần 50 triệu đồng. Theo ghi nhận của chúng tôi, các mặt hàng mà các đối tượng buôn lậu tập trung dịp cuối năm là thuốc lá ngoại, đường cát, bánh kẹo, nước giải khát… để bán ra thị trường nội địa dịp Tết Nguyên đán.

Tuy nhiên, theo nhiều người dân địa phương cho biết, tình hình buôn lậu ở khu vực Xà Xía diễn ra quanh năm và có những "đầu nậu" điều tiết tình hình buôn lậu, thuê mướn dân biên giới vận chuyển. Những "phu đai hàng" kiếm được từ 1 đến vài triệu đồng/ngày.

So với các tỉnh dọc biên giới Tây Nam thì buôn lậu ở An Giang là phức tạp nhất, bởi tỉnh này có 96km đường biên giới giáp Campuchia (cả đường thủy và đường bộ) đi qua 5 huyện thị. Và các điểm buôn lậu thường tập trung ở các địa bàn biên giới giáp ranh như: xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Đốc; xã An Khánh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú; xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu…

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 127 An Giang, từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trên 2.270 vụ buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, với tổng giá trị hàng hóa trên 21 tỷ đồng, số tiền thu được trên 17 tỷ đồng, tăng 35% so với năm trước.

Trong đó, các mặt hàng buôn lậu thuốc lá, đường cát giảm hơn so với cùng kỳ, nhưng mặt hàng vải, quần áo cũ, mỹ phẩm, động vật hoang dã, máy nổ, phụ tùng xe ôtô… mỗi loại đều tăng từ 50 đến hơn 100% so với năm 2009. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu dịp cuối năm ở An Giang hiện đang rất "nóng". 

Tại Tịnh Biên - nơi buôn lậu xăng dầu diễn ra rất rầm rộ bởi vùng địa bàn Tịnh Biên và bên kia biên giới nước bạn là huyện Kinivong (tỉnh Tà Keo, Campuchia) là cánh đồng Năm Đưng. Tại cánh đồng này mỗi ngày có hàng trăm lượt ghe (gắn máy công suất lớn) chở xăng dầu đang tìm cách chạy vào những con kinh nội đồng để qua biên giới.

Tình trạng buôn lậu xăng dầu ở Tịnh Biên lắng xuống từ khoảng tháng 4/2008 và giờ đây tái diễn. Anh T. (quê Tịnh Biên, từng tham gia buôn lậu mặt hàng này, giờ đã "giải nghệ")  cho biết: "Hiện giá xăng giữa hai bên chênh lệch nhau từ 2 đến 3 nghìn đồng/lít. Chính vì vậy, với mỗi can xăng loại 30 lít chỉ cần vượt vài kilomet, người vận chuyển kiếm được không dưới 80.000 đồng, mà chuyện vận chuyển thì đâu có gì khó với người dân nơi đây".

Cũng theo anh T., việc vận chuyển những can xăng vượt biên mà chúng tôi nhìn thấy chỉ là "bề nổi trong tảng băng chìm" và họ là những người vận chuyển ăn tiền công. Đứng đằng sau nó là những ông trùm giấu mặt. Tình trạng buôn lậu xăng dầu ở Tịnh Biên trở thành mắt xích, quy trình phân công rất chặt chẽ, với người "ngoài giới" không dễ gì làm được, có mua cũng không ai bán xăng với số lượng lớn, trừ khi cùng phe...

Ông Phan Lợi, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT thành viên Ban chỉ đạo 127 tỉnh An Giang cho rằng, để công tác phòng chống buôn lậu ở khu vực biên giới đạt hiệu quả thì các lực lượng Hải quan, Biên phòng, Công an và chính quyền địa phương cần tập trung tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn hàng lậu qua biên giới tại các điểm nóng như: Xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Đốc, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, xã Khánh An, thị trấn Long Bình, huyện An Phú và xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu. Khi phát hiện hàng lậu vận chuyển sâu vào nội địa, các lực lượng trên cần phối hợp với QLTT kiểm tra, chặn bắt

 

                                                                                     Theo CAND

 

 

Các tin khác


Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục