Từ mấy năm nay có các cuộc làm việc của Chính phủ với các tập đoàn và tổng công ty nhà nước.

 

Tại các cuộc gặp đó, và tại hội nghị năm nay ngày 15-2-2011 cũng thế, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước báo cáo về những thành tích thật hoành tráng và đồng trở đua nhau kêu khó khăn, xin đủ thứ từ cho được tăng giá bán theo “giá thị trường”, cho mua ngoại tệ với giá chính thức, đến cho vay với lãi suất thấp, thậm chí “doạ” nếu không... thì... vân vân và vân vân.

Những điệp khúc muôn thuở và khá dễ hiểu, hệt như những đứa trẻ được nuông chiều thích khoe thành tích và hay vòi vĩnh, thậm chí “doạ nạt” bố mẹ.

Hãy ngó vài con số đẹp của năm nay trên trang thông tin điện tử của Chính phủ.

“Những chỉ số cơ bản về tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tỉ lệ nợ trong giới hạn cho phép,... đã cho thấy các doanh nghiệp nhà nước đầu tàu (đóng góp xấp xỉ 40% GDP cả nước) đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đất nước sớm vượt qua tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, nằm trong nhóm 10 nước có mức tăng trưởng cao trên thế giới”.

Các tổng công ty nhà nước cần đóng góp nhiều cho GDP (ảnh có tính chất minh hoạ).     Ảnh: Hoàng Hà
Các tổng công ty nhà nước cần đóng góp nhiều cho GDP (ảnh có tính chất minh hoạ). Ảnh: Hoàng Hà

 Tổng vốn chủ sở hữu của các tập đoàn và tổng công ty này tăng lên 540.701 tỉ đồng, tăng 11,75% so với 2009.

Tổng doanh thu năm 2010 ước đạt 1.173.489 tỉ đồng, vượt 22% kế hoạch năm và tăng 36% so với năm 2009.

Có 20/21 tập đoàn, tổng công ty làm ăn có lãi, tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt 70.778 tỉ đồng. Tổng nộp ngân sách ước đạt 173.549 tỉ đồng, tăng 31% so với thực hiện năm 2009.

Các con số, nếu chính xác, thì thật là ngoạn mục!

Hãy ngó kỹ hơn vào chính các con số trên. Lợi nhuận trước thuế bằng 6,03% tổng doanh thu, bằng 13,1% tổng vốn chủ sở hữu. Lạm phát ở mức 11,75% và 13,1% vẫn lớn hơn 11,75% một chút, nói cách khác, mức lợi nhuận thực cũng vẫn dương (1,35%).

Con số nộp ngân sách chẳng nói gì mấy về thành tích của chúng (chủ yếu là thu từ dầu thô, tức là từ tài nguyên vốn có của đất nước, và thuế chủ yếu là người khác nộp cho Nhà nước chứ không phải là thành tích của các doanh nghiệp này).

20/21 đơn vị có lãi. Ai cũng nghĩ cái doanh nghiệp lỗ duy nhất chắc chắn phải là Vinashin. Không phải! Theo Vietnamnet đó là Tập đoàn Điện lực VN (EVN). Nếu Vinashin cũng lỗ thì số trên phải là 19/21 đơn vị có lãi chứ! Hay Vinashin vẫn có lãi trong năm 2010? Chẳng biết số liệu chính xác đến mức nào, nhưng hãy cứ tin vào các số liệu ấy khi xem xét ở dưới đây.

Theo Tổng cục Thống kê, GDP năm 2010 tính bằng giá thực tế là 1.980.914 tỉ đồng. Nếu so với GDP thì tổng doanh thu của các doanh nghiệp này lớn bằng 59,24% của GDP. Chúng “đóng góp xấp xỉ 40% GDP cả nước”.  Con số 40% này là gì?

Theo Tổng cục Thống kê, đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế nhà nước của các năm 2000 đến 2008 là: 38,52%; 38,40%; 38,38%; 39,08%; 39,10%; 38,40%; 37,39%; 35,93% và 34,35%.

Cũng nên lưu ý rằng đóng góp của “kinh tế nhà nước” cho GDP, theo Tổng cục Thống kê, bao gồm cả đóng góp của nhà nước trong các lĩnh vực: quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng (2,77% năm 2008); giáo dục đào tạo (2,61% năm 2008); y tế cứu trợ, văn hoá thể thao, Đảng và đoàn thể (1,8% năm 2008) [7,18% năm 2008]. Nếu trừ phần đóng góp này khỏi thành tích của khu vực nhà nước, chúng ta có một ước lượng cho sự đóng góp của khu vực doanh nghiệp nhà nước vào GDP, là trên 30% nhưng dưới 31% trong các năm từ 1998 đến 2003; của năm 2004 và 2005 là 31,29 và 31,33%; của ba năm 2006 -2008 là: 29,46%; 28,15% và 27,17%.

Theo số liệu trên, tất cả các doanh nghiệp nhà nước đóng góp khoảng 27% cho GDP năm 2008, và phần của các tập đoàn không thể vượt quá con số này.

Năm nay con số 40% GDP ấy vẫn được lặp lại!

Cơ cấu của nền kinh tế chưa có gì thay đổi mấy so với 2009 và các năm trước. Theo Tổng cục Thống kê đóng góp cho GDP năm 2010 của các lĩnh vực ngoài doanh nghiệp của khu vực kinh tế nhà nước là: quản lý nhà nước (2,79%); giáo dục đào tạo (2,55%); y tế, văn hoá, Đảng, ... (1,71%) [tổng cộng là 7,05% GDP, chẳng khác con số của năm 2008 là mấy]. Như thế theo số liệu của Tổng cục Thống kê đóng góp vào GDP của các doanh nghiệp nhà nước chỉ ở mức 27-28% GDP chứ lấy đâu ra 40%!

Giá mà minh bạch được cách tính của mình thì chúng ta đã chẳng phải đau đầu với mấy con số này.

 

                                                                                    Theo Bao LĐ

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục