Giá cả hàng hoá tăng ảnh hưởng đến đời sống người dân (ảnh chụp tại chợ Nghĩa Phương).

Giá cả hàng hoá tăng ảnh hưởng đến đời sống người dân (ảnh chụp tại chợ Nghĩa Phương).

(HBĐT- Sau Tết Nguyên đán Tân Mão 2011 ít ngày, thị trường hàng tiêu dùng tỉnh vừa có sự điều chỉnh giá cả tương đối dễ thở, người dân lại tiếp nhận diễn biến mới của đợt tăng giá điện, giá xăng dầu. Hệ quả của “hậu” tăng giá điện, xăng dầu là việc tăng giá của hàng loạt các mặt hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá tiêu dùng và đời sống nhân dân.

 

Gần như đồng thời với việc tăng giá điện, xăng dầu, giá bán của nhiều loại hàng hoá trên thị trường hiện nay đã đồng loạt tăng, trong đó đáng quan tâm hơn cả là việc tăng giá của các mặt hàng thiết yếu. Qua khảo sát một số hàng hoá thiết yếu tại thị trường thành phố Hoà Bình, gạo tẻ ngon giá 18.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với vài ngày trước, dầu ăn Neptune loại 1 lít giá 41.000 đồng/lít, tăng 1.000 đồng/lít, rau cải ngọt 12.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng, giá tôm, cá và một số loại hải sản đông lạnh cũng tăng bình quân 5%. Chị Bạch Thị Nguyệt, tổ 4, phường Phương Lâm chia sẻ: Mặc dù đã lường trước việc hàng hoá sẽ tăng giá sau thời điểm giá điện, xăng tăng nhưng thật khó mà giải được bài toán chi tiêu thực tế đang trở thành gánh nặng. Cách tốt nhất là phải điều chỉnh, tiết kiệm sao cho hợp lý đối phó với biến động tăng giá.

 

Các mặt hàng buộc phải tăng giá trong lúc này là tất yếu do chịu tác động gián tiếp của giá điện, giá xăng dầu. Nhà sản xuất, nhà kinh doanh phải chịu thêm chi phí phát sinh giá điện, giá xăng dẫn đến giá thành sản phẩm phải điều chỉnh tăng lên. Để hạn chế phần nào ảnh hưởng của việc tăng giá điện, các doanh nghiệp chỉ còn cách bố trí hợp lý lại lịch sản xuất bằng cách hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm. Với hộ sản xuất kinh doanh do vừa phải “cõng” chi phí tiêu thụ điện năng lại thêm giá nguyên liệu vận chuyển hàng hoá tăng nên buộc phải tăng giá bán sản phẩm.

 

Bên cạnh tác động tăng giá nhiều loại hàng hoá trên thị trường, giá điện, xăng dầu tăng còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của đại bộ phận nhân dân. Việc tăng giá xăng từ 16.400 đồng lên 19.300 đồng/lít khiến nhiều người phải tính toán, đắn đo, lại thêm nỗi lo giá điện sinh hoạt. Để giảm bớt chi tiêu, vợ chồng anh Nguyễn Văn Trường, tổ 10, phường Thái Bình thay vì mỗi người đi một xe như trước đây đã chọn cách đi chung phương tiện. Theo anh, cơ quan của anh và chị ở cũng chỉ cách nhau chừng 1 cây số, đi chung tuy có đôi lúc thiếu chủ động nhưng quan trọng là tiết kiệm được xăng xe. Trong lúc mọi chi phí từ thuốc thang, đồ ăn, thức uống đều tăng, việc sử dụng điện sinh hoạt sau Tết của gia đình anh cũng có sự tiết giảm.

 

Nhằm kiềm chế phần nào tốc độ tăng giá, tránh xảy ra “sốt” giá, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh chủ động nắm bắt diễn biến giá cả thị trường để kịp thời phản ứng. Ông Trần Đức Trường – Phó chi cục QLTT tỉnh cho biết: Trước diễn biến tăng giá điện, giá xăng dầu, Chi cục đã chỉ đạo đội QLTT các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp lệnh về giá của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp được hưởng Chương trình hỗ trợ lãi suất vốn vay bình ổn giá của tỉnh đến hết ngày 30/3. Kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán theo giá niêm yết của các mặt hàng thiết yếu trên thị trường. Tiếp tục triển khai công tác chống buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, không đảm bảo VSATTP. Tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, kiên quyết xử lý các hành vi tăng giá bất hợp lý, trà trộn hàng kém chất lượng tại các hội chợ thương mại, chương trình đưa hàngViệt về nông thôn.

 

                                                                 

                                                                                          Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục