Trước thời điểm xăng giá vào lúc 10 h ngày 24/2, nhiều người dân đã tranh thủ đi mua xăng với giá cũ. (ảnh chụp tại cửa hàng xăng dầu tại phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình).

Trước thời điểm xăng giá vào lúc 10 h ngày 24/2, nhiều người dân đã tranh thủ đi mua xăng với giá cũ. (ảnh chụp tại cửa hàng xăng dầu tại phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình).

(HBĐT) - Trước thông tin thiếu xăng dầu, giá xăng dầu sẽ tăng, hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn toàn tỉnh đã có khá nhiều biến động. Nhiều cây xăng đóng cửa thông báo hết hàng, nghỉ sữa chữa, bán hàng nhỏ giọt từ đầu tháng 1/2011.

 

Trao đổi với chúng tôi về tình hình thị trường xăng dầu tại tỉnh ta từ đầu tháng 1/2011 đến nay, đồng chí Nguyễn Đình Khanh – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường cho biết: Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện và là một trong 14 mặt hàng do Nhà nước quản lý giá nên việc giám sát, quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu được tiến hành chặt chẽ tại tỉnh ta, từ trước Tết Nguyên đán Tân Mão đã xuất hiện hiện tượng một số cây xăng đóng cửa tại huyện Đà Bắc, huyện Lạc Sơn. Qua tìm hiểu được biết thêm, toàn huyện Đà Bắc hiện có 3 cây xăng nhưng trước Tết Nguyên đán có ngày cả 3 cây xăng này cùng đóng cửa ảnh hưởng đến người tiêu dùng và đời sống xã hội. Tuy nhiên, ngay sau khi tiếp nhận được thông tin, Chi cục QLTT đã cử cán bộ đến kiểm tra, nhắc nhở, yêu cầu các đại lý bán lẻ xăng dầu mở cửa bán hàng đến 17h chiều ngày 30 Tết.

 

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cửa hàng, đại lý kinh doanh xăng dầu, Chi cục QLTT đã tập trung chỉ đạo các đội QLTT huyện, thành phố căn cứ vào địa bàn quản lý, nắm bắt diễn biến tình hình thị trường. Đồng thời, tổ chức rà soát các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh, xác minh làm rõ mọi dấu hiệu đầu cơ găm hàng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta có 116 cửa hàng đại lý bán lẻ xăng, dầu. Tại thời điểm kiểm tra, giám sát từ ngày 14/2 - 18/2/2011 có 109 cửa hàng xăng dầu hoạt động bình thường, bán đúng giá quy định, không có hiện tượng tăng giá, đầu cơ, găm hàng. Có 7 cây xăng không hoạt động kinh doanh vì các ly do cụ thể như: cửa hàng xăng dầu Viện Thuỷ (xã Trung Minh, thành phố Hoà Bình) không hoạt động do chưa ký được hợp đồng mua bán xăng dầu, cửa hàng xăng dầu Sầu Anh (xã Thung Khe, Mai Châu) không hoạt động do chưa đủ điều kiện kinh doanh, cửa hàng xăng dầu Phúc Chấn (xã Phú Lão, Lạc Thuỷ) không hoạt động vì chuyển đổi chủ sở hữu, cửa hàng xăng dầu Huy Hà (thị trấn Cao Phong, Cao Phong) không hoạt động do đang sửa chữa nâng cấp….Tất cả 7 cây xăng đóng cửa đều thuộc các Công ty TNHH, Công ty cổ phần, không có cửa hàng nào thuộc hệ thống các đại lý, cửa hàng bán lẻ của Chi nhánh xăng dầu Hoà Bình hoặc do Chi nhánh xăng dầu Hoà Bình cung cấp hàng.

 

Đồng chí Trần Văn Hiến – Phó giám đốc Chi nhánh xăng dầu Hoà Bình cho biết: Hiện nay chi nhánh đang cung cấp xăng, dầu 1, doanhng xang nhanhcho 53 trong tổng số 116 đại lý, cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Tháng 1, Chi nhánh đã xuất bán đạt 116% kế hoạch và bằng 125% so với cùng kỳ năm 2010. Từ đầu tháng 2 đến nay, hoạt động kinh doanh xăng dầu của 53 cửa hàng, đại lý này vẫn diễn ra hoàn toàn bình thường và theo đúng quy định, không có hiện tượng đóng cửa, ngừng bán hàng. Để đảm bảo kinh doanh diễn ra ổn định, chủ động, ngày 21/2, Chi nhánh xăng dầu Hoà Bình đã có công văn gửi các đại lý, cửa hàng trực thuộc đảm bảo nguồn hàng theo tiến độ hợp đồng và chấp hàng kỷ luật bán hàng. Trong đó nêu rõ: Chi nhánh xăng dầu Hoà Bình cam kết cung cấp đủ hàng, đúng tiến độ nên yêu cầu các đại lý, cửa hàng mở cửa bán hàng theo đúng thời gian, giá bán niêm yết. Đồng thời, yêu cầu các cửa hàng nghiêm túc thực hiện báo cáo lượng hàng tồn, lượng bán xuất trong ngày về Chi nhánh trước 15h để Chi nhánh chủ động cân đối nguồn hàng cho các cửa hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh xăng dầu Hoà Bình đã yêu cầu các phòng chuyên môn nghiệp vụ bám sát nhiệm vụ, quản lý chặt chẽ, kịp thời phát hiện và xử lý sự cố để duy trì hoạt động bán hàng của hệ thống.

 

Như vậy, tính đến thời điểm hết ngày 23/2, trên địa bàn tỉnh ta chưa phát hiện cửa hàng bán lẻ xăng dầu nào có dấu hiệu găm hàng, đầu cơ chờ tăng giá, về cơ bản, tình hình kinh doanh xăng dầu vẫn diễn ra ổn định. Tuy nhiên, ngoài 7 cây xăng không hoạt động kinh doanh dài ngày thì trên địa bàn các huyện Lạc Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc, Cao Phong một số cửa hàng đã có dấu hiệu ngừng bán hàng với lý do như: thiếu nguồn cung của doanh nghiệp đầu mối hoặc doanh nghiệp, cửa hàng có việc đột xuất phải nghỉ bán hàng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi lực lượng QLTT kiểm tra, nhắc nhở kịp thời, đến nay đã lại bán hàng bình thường. 

 

Sáng ngày 24/2, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 98 về việc điều hành giá và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng, dầu. Theo đó, giá xăng A 92 tăng 2.900 đồng/lít ( từ 16.400 đồng/lít lên 19.300 đồng/lít, dầu diezel tăng 3.550 đồng/lít (từ  14.750 đồng/lít lên 18.300 đồng/lít), dầu hoả tăng 3.100 đồng/lít, (từ 15.100 đồng/lít lên 18.200 đồng/lít) và giá ma zút tăng 2.110 đồng/kg (từ 12.690 đồng/kg lên 14.800 đồng/kg). Đây là mức tăng giá lớn nhất trong lịch sử ngành xăng dầu. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ 10h sáng ngày 24/02.

 

                                                                                              

                                                                                     Dương Liễu

 

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục