Những vấn đề mang tính sống còn của ngành càphê Việt Nam một lần nữa lại được đề cập với mức độ gay gắt và cấp bách hơn, tại Hội thảo phát triển càphê bền vững vừa diễn ra tại TP.Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc.

 

Trong khi hiệu quả kinh tế chưa cao, vẫn còn tình trạng sản xuất tự phát, kinh doanh hỗn loạn thì phát triển bền vững là thách thức lớn đối với càphê Việt Nam. 

Thu hái là một trong những khâu có ảnh hưởng lớn đến chất lượng càphê.     Ảnh: K.D
Thu hái là một trong những khâu có ảnh hưởng lớn đến chất lượng càphê. Ảnh: K.D

Nhận diện thách thức

Ông Đoàn Xuân Hòa - Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm sản, Bộ NNPTNT - “đề dẫn” hội thảo bằng một loạt vấn đề bất ổn trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu càphê của VN. Tình trạng tưới nước, bón phân quá mức, không trồng cây che bóng, thu hái quả non vẫn khá phổ biến, diện tích càphê có chứng chỉ sản xuất bền vững như UTZ Certified, 4C chỉ chiếm 10%. Mặc dù VN vẫn ở tốp đầu thế giới với sản lượng trên 1 triệu tấn/năm, nhưng cả nước đang có khoảng 150.000ha (chiếm 30%) càphê già cỗi, sâu bệnh, năng suất thấp cần thanh lý. Ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội Càphê - Cacao VN - bổ sung: “Nếu việc tái canh không mang lại hiệu quả, VN rất có thể sẽ đi vào “vết xe đổ” của Colombia.

Sản lượng càphê nước này đã sụt giảm từ 12 triệu bao xuống còn hơn 7 triệu bao do tái canh không thành công”. Về chất lượng càphê VN, đáng báo động là chỉ có khoảng 10% DN áp dụng tiêu chuẩn 4193:2005, nên càphê xuất khẩu VN chủ yếu vẫn ở hạng R2 - giá trị thấp. Bên cạnh đó, tổng công suất chế biến càphê hòa tan cả nước khoảng 80.000 tấn càphê nhân/năm, song thực tế chỉ khoảng 30.000 tấn được chế biến - tương đương 3% tổng sản lượng cả nước. Trong khi đó, giá trị do càphê nhân đem lại trên toàn cầu năm cao nhất chỉ khoảng 16 tỉ USD, còn càphê hòa tan thì lên tới hàng trăm tỉ USD.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia thống nhất rằng, muốn có lợi một cách chủ động thì càphê thu hoạch một lần, nhưng phải bán cả năm. Phải tránh tình trạng bán ra ồ ạt đầu vụ, đến khi giá lên thì chẳng ai còn hàng như niên vụ 2010 - 2011 này. Muốn vậy, phải giải quyết vấn đề vốn, lãi suất cho cả nông dân và DN để tăng khả năng dự trữ. Việc thua lỗ, đổ vỡ của hàng loạt DN xuất khẩu càphê năm 2009 chủ yếu do “mù” thông tin, non kém nghiệp vụ kinh doanh khi tham thị trường kỳ hạn... Điều này cho thấy DN xuất khẩu cần được tăng cường khả năng thông tin, dự báo, ứng phó để cải thiện năng lực cạnh tranh. Cuối cùng, mối liên kết giữa người trồng, chế biến, xuất khẩu càphê ở VN hầu như không có cũng là một nguy cơ.

Biến đổi khí hậu làm tăng chi phí sản xuất cũng là một thách thức trong phát triển bền vững của càphê Việt Nam.	Ảnh: Đ.T.K
Biến đổi khí hậu làm tăng chi phí sản xuất cũng là một thách thức trong phát triển bền vững của càphê Việt Nam. Ảnh: Đ.T.K

Phát triển bền vững - quan niệm và hành động

Hiệp hội Càphê - Cacao VN khuyến cáo, trong quá trình tái canh nên chuyển đổi những diện tích phù hợp sang trồng càphê arabica, từng bước giảm dần diện tích càphê robusta vì giá càphê arabica thường cao gấp đôi và có lúc gấp 2,5 lần càphê robusta. Bên cạnh vận động người trồng thu hái tỉ lệ quả chín trên 90%, cần tăng cường áp dụng quy trình trồng càphê GAP, chứng nhận càphê Utz, càphê cân bằng, càphê Rain Forest để nâng cao chất lượng. Việc đầu tư rang xay, chế biến càphê hòa tan, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu phải là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của các DN. Cần tổ chức lại sản xuất để giữa những người trồng càphê, giữa người trồng càphê và DN chế biến - xuất khẩu điều kiện hỗ trợ lẫn nhau trong việc chế biến, giữ giá, áp dụng KHKT và mô hình liên kết mới của Công ty TNHH càphê Thắng Lợi cần được nhân rộng.

Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ vốn, nâng cao năng lực cho người trồng càphê và DN xuất khẩu cần được chú trọng. Ông Đoàn Xuân Hòa cũng định hướng nhóm giải pháp bao gồm tăng khả năng dự trữ, kiên trì chính sách chất lượng, coi chế biến - xuất khẩu càphê là lĩnh vực sản xuất kinh doanh có điều kiện.

Dự hội thảo, ông Roberio Oliveiro Silva - Vụ trưởng Vụ Càphê, Bộ Nông nghiệp Brazil - giới thiệu một cách làm đáng tham khảo: “Chúng tôi quan niệm phát triển càphê bền vững là phải đảm bảo môi trường, giá cả ổn định, hiệu quả kinh tế. Trước đây, Brazil không kiểm soát được giá trong nước, nhưng mọi chuyện đã khác khi Quỹ Hỗ trợ càphê được thành lập vào năm 1996. Quỹ này là một trong những công cụ đắc lực để bình ổn giá, đồng thời cho nông dân vay ưu đãi khi thị trường càphê diễn biến bất lợi. Hỗ trợ nông dân và bình ổn giá cả là hai nền tảng quan trọng để  chúng tôi phát triển bền vững”.  

 

                                                                             Theo Bao LĐ

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục