Mấy tuần qua những ai cần đến ngoại tệ (khách đi du lịch, gia đình có con em đi học ở nước ngoài) thật lao đao. Ngân hàng không bán. Thị trường chợ đen bị đóng băng và rút vào hoạt động “bí mật”.

 

Người ta kiến nghị để giải quyết ách tắc này, ngân hàng hãy bán ngoại tệ cho những người có nhu cầu theo giá niêm yết và tính thêm phí. Nói thẳng ra là, người bán và người mua hãy bán và mua theo giá thoả thuận. Nếu được thoả thuận giá như vậy thì chắc chắn người bán (ngân hàng) sẽ vui lòng bán (vì họ sẽ có lời một cách hợp pháp) và người mua cũng đỡ vất vả mà chẳng phải vẽ ra các loại phí này nọ để “hợp pháp hoá”, để lách “quy định”.

Vấn đề là các ngân hàng có được phép làm vậy hay không? Chừng nào các ngân hàng còn chưa được làm như vậy, thì thị trường ngoại tệ chợ đen sẽ vẫn tồn tại, dẫu có cấm đoán đến thế nào cũng không loại trừ được. Và việc cấm đoán chỉ càng gây thêm rắc rối.

Hãy buộc các ngân hàng phải tính toán trên cơ sở thị trường. Nếu vẫn quản lý theo cách hiện nay thì không những các ngân hàng phải phí thời gian nghĩ cách “lách” mà nguy hại hơn là, những người làm ngân hàng sẽ bị hư đi, không hoạt động một cách chuyên nghiệp theo đúng nghĩa và làm sao mà có thể hội nhập nghiêm túc được.

Ở bất cứ đâu nếu dùng các biện pháp hành chính can thiệp vào thị trường thay cho các công cụ của bản thân thị trường thì trục trặc xảy ra, thị trường hoạt động một cách méo mó. Khi thị trường đã hoạt động một cách méo mó trong thời gian dài, cung cách hoạt động của nhân viên và lãnh đạo các ngân hàng thương mại trở thành “nếp” thì nguy hại vô cùng.

Hãy minh hoạ bằng một thí dụ khác đã trở thành căn bệnh trầm kha khó giải quyết. Ở tất cả mọi nơi, việc gửi tiền có kỳ hạn và rút trước hạn đều bị phạt (và điều này Nhà nước có thể quy định bằng văn bản quy phạm pháp luật) và cả ngân hàng và những người gửi tiền đều phải tuân theo. 

Đấy là một quy định rất quan trọng. Việc gửi tiền tạo thành một hợp đồng giữa người gửi và ngân hàng. Nếu người gửi rút trước hạn là vi phạm hợp đồng, và có thể gây ra rủi ro lớn cho hoạt động của ngân hàng (chính vì thế nên mới có quy định của Nhà nước).

Ở ta cũng đã có quy định như vậy từ lâu. Thế nhưng các ngân hàng thương mại cạnh tranh nhau quá đáng và đã nghĩ ra đủ kế, đủ loại sản phẩm tiết kiệm (để cho người gửi có thể rút bất cứ lúc nào) mà vẫn không bị Ngân hàng Nhà nước ngăn chặn. Tình hình đã đến mức báo động. Năm 2006, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều lần nhắc nhở, nhưng cũng chỉ là nhắc nhở, trên bảo cấm nhưng dưới vẫn làm.

Rồi gần đây Ngân hàng Nhà nước lại ra Thông tư số 04/2011/TT-NHNN quy định lãi suất áp dụng trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại tổ chức tín dụng thì chỉ được hưởng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất (vẫn không bị phạt). Quy định này cũng chẳng hề mới so với các quy định tương tự mà Ngân hàng Nhà nước đã ban hành từ lâu rồi.

Không biết lần này có thực hiện nghiêm không. Hay cũng lại như trước, ngân hàng nhà nước bảo không, nhưng các ngân hàng thương mại vẫn làm.

Mấy ngày qua có nhiều ngân hàng thương mại đã vẽ ra các sản phẩm “mới”, mà vẫn là để câu khách theo kiểu cũ rích chẳng hề mới gì: lãi suất linh hoạt chỉ có tăng, rút vốn bất cứ lúc nào rất “linh hoạt”. Hai bên cũng tự “thoả thuận” đấy chứ, nhưng sự tự thoả thuận này vi phạm quy định của pháp luật.

Trên bảo dưới không nghe. Đấy là lỗi của cơ quan quản lý nhà nước. Nếu đã quy định, và quy định ấy ai cũng thấy là đúng, là phù hợp với thông lệ quốc tế, để góp phần bảo vệ chính các ngân hàng thương mại và toàn bộ hệ thống ngân hàng, mà không thực thi nghiêm và để cho các ngân hàng làm vẫn làm theo nếp cũ tai hại, thì lỗi là của chính Nhà nước, của chính Ngân hàng Nhà nước.

Tạo khung khổ pháp lý, buộc thực thi các quy định do Nhà nước đặt ra, buộc các bên thi hành các thoả thuận (hợp đồng) tư của mình, là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Nhà nước. Nếu Nhà nước không làm tốt việc đó nhà nước đó là nhà nước không hoàn thành trách nhiệm của mình.

Việc để các ngân hàng bán ngoại tệ cho dân theo giá thoả thuận, không gây rủi ro cho hệ thống ngân hàng như việc rút tiền gửi trước kỳ hạn nêu trên, vì thế nhà nước hãy để cho họ tự thoả thuận.

 

                                                                        Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục