Nhiều người tiêu dùng đã chọn các sản phẩm sữa nội thay vì sữa nhập ngoại cho con em mình.

Nhiều người tiêu dùng đã chọn các sản phẩm sữa nội thay vì sữa nhập ngoại cho con em mình.

(HBĐT)- Từ đầu tháng 3/2011, việc các siêu thị, đại lý trên địa bàn thành phố Hoà Bình tăng giá bán các loại sữa bột nhập ngoại trung bình từ 5 – 18% đã làm cho người tiêu dùng lo lắng khi “hầu bao” của gia đình bị thâm hụt. Theo ông Hoàng Đức Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh cho biết: Sữa cũng chỉ là một trong những sản phẩm bị tăng giá trên thị trường hiện nay. Trước những biến động tăng giá vàng, giá USD và giá điện, xăng, dầu thời gian qua, nhiều nhà phân phối sữa ngoại tại Việt Nam đồng loạt tăng giá sữa. Các cửa hàng, đại lý, siêu thị phải điều chỉnh giá bán theo giá niêm yết của nhà phân phối.

 

Theo chủ cửa hàng sữa Lan Bình, phường Phương Lâm (Thành phố Hoà Bình), từ ngày 1/3, giá một số nhãn sữa đã tăng ít nhất từ 5 – 18 %. Sữa của Abbtt như PediaSure 900g tăng từ 420.000 đồng/hộp lên 482.000 đồng/hộp, loại 1,8 kg tăng thêm 100.000 đồng mỗi hộp, từ 720.000 đồng tăng lên 820.000 đồng. Sữa Frisolac gold 1 hộp 900 g tăng từ 365.000 đồng/hộp lên 405.000 đồng/hộp, Frisolac gold 2 và 3 loại 900 g cũng tăng thêm 30.000 – 40.000 đồng so với giá cũ. Các loại sữa khác như Dugro, XO, Enfapro A+… cũng đều có giá bán mới.

 

Trước sự lên giá của các loại sữa bột trong thời gian qua, nhiều người tiêu dùng tỏ ra lo lắng. Chị Hà (Phường Tân Thịnh - TPHB) cho biết: Trước đây, chị thường cho con uống loại sữa Frisolac gold, nhưng từ sau khi nghỉ Tết đến nay, giá thực phẩm đều tăng khiến cho chị khó cân đối được chi tiêu. Chính vì vậy, chị đã chuyển loại sữa khác cho con trai để phù hợp với mức chi tiêu của gia đình. Còn với gia đình chị Vân (Phường Phương Lâm – TPHB), với mức lương của một công chức Nhà nước, anh chị không đủ khả năng cho cả 2 con mình dùng sữa ngoại, chị cho biết: Cháu bé hơn 1 tuổi nên chúng tôi vẫn mua sữa XO xuất xứ Hàn Quốc, còn cháu lớn 6 tuổi chúng tôi chỉ đủ khả năng cho cháu dùng các loại sữa trong nước của Vinamilk hay Mộc Châu. Chị Vân, chị Hà cũng giống như nhiều bà mẹ khác đều khó khăn mỗi khi phải lựa chọn loại sữa khác cho con mình.

 

Cũng theo ông Hoàng Đức Trường: Chi Cục Quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Qua thực tế kiểm tra, hầu hết các siêu thị, đại lý, hộ kinh doanh đều bán đúng giá niêm yết của nhà phân phối. Việc điều chỉnh giá sữa nhập khẩu trên thị trường là tất yếu bởi giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, chi phí vận chuyển tăng theo giá xăng, dầu… Nhưng đây cũng có thể coi đây là một cơ hội cho các sản phẩm sữa nội cạnh tranh với sữa nhập ngoại. Tuy nhiên, sữa nhập ngoại có tính độc quyền, người tiêu dùng thường tỏ ra dễ dãi khi bỏ ra một khoản tiền lớn để mua sữa cho con cộng thêm hiệu ứng của quảng cáo nên sữa nội khó cạnh tranh. Chính vì vậy, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương của Nhà nước “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, có như vậy các sản phẩm sữa nội mới có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và người tiêu dùng cũng dễ dàng lựa chọn cho con em mình loại sữa phù hợp với trẻ cũng như chi tiêu của gia đình.

 

 

 

                                                                              Hồng Nhung

 

Các tin khác


Gỡ “nút thắt” nền kinh tế từ việc giảm thuế VAT ở tất cả các ngành

Tại Kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, một trong nội dung được các đại biểu quan tâm là Chính phủ đang trình Quốc hội giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều đại biểu cho rằng nên mở rộng chính sách giảm thuế này với tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì chỉ giới hạn đối với một số ngành, lĩnh vực.

UBND huyện Lương Sơn xử phạt chủ đầu tư, yêu cầu dừng thi công dự án khu đô thị Đông Trường Sơn 

(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 904 xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Công TNHH Legacy Riverside, số nhà 01, ngõ 21, đường Phạm Văn Đồng, tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Khởi công xây dựng công trình chưa có mặt bằng được bàn giao, thiếu mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại huyện Lương Sơn.

Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Bàn giao cơ quan có thẩm quyền dự án đầu tư xây dựng và cải tạo đường giao thông

(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng  đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Triển vọng phát triển cây nha đam tại xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục