Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Trưởng Đại diện Văn phòng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam.

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Trưởng Đại diện Văn phòng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam.

Ngày 23/3, tại Trụ sở Chính phủ, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Trưởng Đại diện Văn phòng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam, ông Benedict Bingham cùng đoàn công tác của IMF.

 

Ông Benedict Bingham đã thông báo chuyến thăm làm việc của đoàn công tác IMF lần này nhằm đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam năm 2011 theo Điều IV, Điều lệ IMF (Đoàn tham vấn Điều IV).

Trình bày những đánh giá của đoàn sau khi làm việc với các cơ quan chức năng Việt Nam, ông B.Bingham cho biết, Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 23/2/2011 nhằm bình ổn kinh tế vĩ mô đã thể hiện quyết tâm rõ ràng, đúng đắn của Chính phủ Việt Nam trong việc điều hành nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.

Ủng hộ định hướng và những giải pháp mà Nghị quyết đã đề ra, ông Benedict Bingham nêu lên những khuyến nghị của đoàn về chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách tài khóa, trong đó nhấn mạnh việc bảo vệ sự ổn định khu vực tài chính là rất quan trọng, đòi hỏi một loạt các biện pháp dự phòng vĩ mô và biện pháp giám sát...

Hoan nghênh chuyến thăm làm việc của đoàn IMF, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, nâng cao hiệu quả đầu tư công...

Đánh giá cao những khuyến nghị chính sách của IMF và Đoàn tham vấn Điều IV, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với IMF trong thời gian tới.

Thông báo Nghị quyết 11 lấy mục tiêu cơ bản là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, trong đó đặc biệt quan tâm đến ổn định đời sống người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu sổ, Bộ trưởng khẳng định quyết tâm của Chính phủ nhằm đạt các mục tiêu này một cách bền vững và lâu dài.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo về việc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã đồng ý về chủ trương trong việc triển khai chương trình đánh giá ổn định khu vực tài chính và sẽ sớm có thư chính thức đề nghị IMF và Ngân hàng Thế giới hỗ trợ thực hiện; đề nghị IMF tăng cường trợ giúp kỹ thuật, đào tạo, nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu, phân tích và hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô cho các cơ quan của Chính phủ Việt Nam.

                                                             Theo TTXVN

Các tin khác


Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Tăng trưởng xanh trông vào nguồn vốn tư nhân

Dự kiến từ nay đến năm 2030 ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng tối đa 30% nhu cầu vốn tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế thúc đẩy chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh.

Trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu “Rượu Mai Hạ”

(HBĐT) - Ngày 28/3, tại xã Mai Hạ, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu (CNNH) "Rượu Mai Hạ” cho sản phẩm rượu của huyện Mai Châu.

Ngành Ngân hàng kết nối hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất – kinh doanh

(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của  doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

WB cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030

WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục