Cách đây gần chục năm, thực hiện chủ trương di dời hệ thống cảng biển trên sông Sài Gòn ra khỏi nội đô TP.Hồ Chí Minh của Chính phủ, đồng thời với quyết tâm phải xây dựng cho được một hệ thống cảng biển mới hiện đại hơn, phục vụ kịp thời cho yêu cầu phát triển kinh tế, lãnh đạo TPHCM đã quyết định phát triển cảng biển ở Hiệp Phước.

 

Hiệp Phước là mảnh đất phía nam TPHCM, có dòng sông rộng Soài Rạp chảy qua; nhưng do trên luồng có vài điểm cạn, nên sông Soài Rạp đã không được chọn làm luồng cho tàu biển vào sông Sài Gòn, thay vào đó hơn 100 năm qua là luồng sông Lòng Tàu được sử dụng.

Cảng Hiệp Phước.    Ảnh: Công toại
Cảng Hiệp Phước. Ảnh: Công toại

Hiện nay, với công nghệ tiên tiến, TPHCM đã nạo vét thành công những điểm cạn này, với kế hoạch nạo vét sâu từ 8,5m đến 12m, cho phép sử dụng lại sông Soài Rạp cho hệ thống cảng biển Hiệp Phước có thể đón tàu trọng tải đến 80.000DWT ra vào, thông số này đối với luồng Lòng Tàu chỉ đáp ứng được 35.000DWT.

Cùng với luồng cho tàu vào Hiệp Phước, các tuyến đường giao thông đường bộ kết nối đến đây cũng được TPHCM đưa vào kế hoạch đầu tư xây dựng. Thế nhưng kế hoạch này đang bị ách tắc, vì các ngành chức năng TP vẫn chưa cân đối được kinh phí xây dựng.

Trong khi đó, từ ngày 16.5.2009, Cảng Sài Gòn (CSG) đã khởi công xây dựng CSG-Hiệp Phước (tại Khu công nghiệp đô thị cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TPHCM), đích di dời đến của cảng Nhà Rồng – Khánh Hội, chi nhánh CSG trên địa bàn quận 4, TPHCM. Theo ông Lê Công Minh - Tổng giám đốc CSG - cầu cảng số 3 dài 200m đã hoàn thành, cầu cảng số 2 dài 400m, 2 phao neo tàu 30.000DWT cùng với kho hàng rời và cần cẩu vạn năng... đến cuối năm nay sẽ được xây dựng và trang bị xong. Hiện CSG - Hiệp Phước đã sẵn sàng cho nhu cầu tiếp nhận tàu đến 50.000DWT.

Thế nhưng, đến nay cảng vẫn chưa có đường dẫn vào! Con đường kết nối từ đường nội bộ của Khu công nghiệp Hiệp Phước vào đến cảng dài hơn 1,5km, mấy năm qua chưa được xây dựng đồng bộ với việc hình thành khu cảng mới! Theo quy định của Chính phủ thì bên trong cảng tự lo, bên ngoài cảng (gồm đường, điện, nước, thông tin...) thì ngân sách nhà nước đảm bảo; vì thế, việc xếp dỡ, trung chuyển hàng hoá chỉ có thể thực hiện bằng đường thủy.

Để khỏi phải chịu tăng chi phí, khách hàng sẽ chọn các cảng khác có vị trí giao thông thuận lợi hơn, gây thiệt hại cho CSG-Hiệp Phước và lãng phí cho Nhà nước. Để giải quyết thực trạng này, CSG kiến nghị TPHCM xem xét cho cảng làm chủ đầu tư xây dựng 1,5km đường kết nối theo hình thức B-T, kinh phí huy động từ các nhà đầu tư tham gia vào các dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội hiện hữu, và sẽ được khấu trừ vào tiền chuyển mục đích sử dụng đất khi dự án này được thực hiện. Kiến nghị này được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao cho các đơn vị liên quan nhanh chóng nghiên cứu. Nhưng trong khi đó, theo lãnh đạo Sở GTVT TPHCM, hiện UBND TPHCM đã thống nhất với đề nghị của Sở KHĐT là giao cho Công ty phát triển công nghiệp Tân Thuận - chủ đầu tư dự án - tự huy động vốn để làm đường.

TPHCM kiến nghị Bộ Tài chính ứng vốn cho mượn, hoặc cho phép sử dụng trái phiếu chính phủ để trả lại vốn đầu tư. Khi việc chuyển đổi công năng các khu cảng hiện hữu hoàn tất, một phần chi phí thu được từ đây sẽ được hoàn trả cho Bộ Tài chính. Cũng theo lãnh đạo Sở GTVT cho biết, TPHCM đang thúc đẩy chủ đầu tư nhanh chóng triển khai dự án làm đường, đến nay Sở GTVT đã thông qua thiết kế cơ sở của toàn tuyến đường và 2 cây cầu trên tuyến. Theo đó, dự kiến nhanh nhất phải đến đầu năm 2013 đường bộ kết nối vào CSG-Hiệp Phước mới hoàn thành, làm chậm thêm tiến độ di dời CSG theo kế hoạch.

CSG-Hiệp Phước đang chờ một phương án làm đường kết nối nhanh nhạy và hiệu quả, để khu cảng mới này sớm thay thế vai trò khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội, đồng thời tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.

 

                                                                                 Theo LaoDong

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục