Một số mặt hàng thiết bị điện, điện tử tại siêu thị Intimex (TPHB) đã dán tem CR.

Một số mặt hàng thiết bị điện, điện tử tại siêu thị Intimex (TPHB) đã dán tem CR.

(HBĐT) - Ngày 30/9/2009, Bộ trưởng Bộ KH &CN đã ký quyết định ban hành thông tư số 21 về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiệt bị điện và điện tử. Quy chuẩn quy định các yêu cầu an toàn và yêu cầu về quản lý đối với các thiết bị điện và điện tử.

 

Theo quy định, từ ngày 15/9/2010, các thiết bị điện và điện tử gồm 6 mặt hàng: dụng cụ điện đun nước nóng tức thời, dụng cụ điện đun nóng và chứa nước nóng, máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu khác, ấm đun nước, nồi cơm điện, quạt điện sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, gắn dấu hợp quy (tem CR) và đăng ký hồ sơ chất lượng theo quy định. Quy định dán tem CR đã có hiệu lực kể từ tháng 9/2009 nhưng để các DN có thời gian chuẩn bị nên được gia hạn đến ngày 1/6/2010 và sau đó gia hạn tiếp đến ngày 15/9/2010. Sau nhiều lần gia hạn và sau gần 6 tháng thực hiện, trên thị trường vẫn còn nhiều mặt hàng chưa được dán tem.

Tìm hiểu thị trường hàng điện tử và thiết bị điện ở TPHB cho thấy, so với thời điểm trước ngày 15/9/2010 đã có những mặt hàng theo quy định được gắn dấu hợp quy, chủ yếu là nồi cơm điện, dụng cụ đun nước nóng tức thời nhưng cũng chưa nhiều. Một số mặt hàng khác có ít hoặc hầu như không có tem như: quạt điện, máy sấy tóc, ấm đun nước... Thực hiện công văn của Tổng cục TC -ĐL-CL về việc kiểm tra chất lượng sản phẩm điện, điện tử, dây điện bọc nhựa PVC trên thị trường, trung tuần tháng 9/2010, Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra chất lượng các mặt hàng trên tại TPHB và các huyện Lương Sơn, Lạc Sơn, Kim Bôi. Qua kiểm tra 19 cơ sở cho thấy, việc ghi nhãn hàng hóa được thực hiện theo quy định nhưng việc gắn dấu hợp quy CR tại thời điểm kiểm tra đối với thiết bị điện, điện tử hầu hết chưa được thực hiện.

 

Bà Nguyễn Thị Lâm, Chi cục trưởng Chi cục TC -ĐL-CL cho biết: Triển khai thực hiện quy định đối với 6 mặt hàng thiết bị điện, điện tử phải dán tem hợp quy mới được lưu thông trên thị trường, Chi cục đã tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến đối tượng người kinh doanh và một bộ phận người tiêu dùng. Qua 2 đợt đã phát hơn 4.000 tờ rơi hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn, sử dụng thiết bị điện, điện tử phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Do nhiều đối tượng chưa nắm bắt được quy định này nên Chi cục chú trọng công tác tuyên truyền, kiểm tra nhắc nhở người kinh doanh thực hiện. Hiện, Chi cục vẫn đang tiến hành hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thống kê, thực hiện dán tem CR. Trong quý II tới đây sẽ tiếp tục tổ chức Đoàn kiểm tra đối với mặt hàng này.

 

Trên thực tế, việc thực hiện dán tem hợp quy mặt hàng thiết bị điện và điện tử là quy định mới đối với cả người kinh doanh và người tiêu dùng. Tâm lý chung đã tồn tại từ lâu đó là việc mua bán sản phẩm chủ yếu dựa vào uy tín, thương hiệu của hàng hóa. Người đi mua hàng thường chỉ chú ý đến mẫu mã, giá cả mà ít khi hỏi về các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như yêu cầu các giấy tờ liên quan đến chất lượng đi kèm sản phẩm. Chị Đinh Thị Loan, phường Đồng Tiến (TPHB) cho biết: Tôi có nghe về việc quy định phải dán tem CR đối với hàng thiết bị điện nhưng thực sự cũng không để ý. Vì là phụ nữ nên cũng không hiểu biết lắm về kỹ thuật. Tôi cũng mới mua nồi cơm điện, máy sấy tóc nhưng đúng là không quan tâm đến có dán tem CR hay không vì mua của cửa hàng quen nên tin tưởng về chất lượng, tôi chỉ lựa chọn sản phẩm ưng về hình thức, giá cả phù hợp. ông Hoàng Sỹ Hùng, Phòng Quản lý chất lượng (Chi cục TC -ĐL-CL) cho rằng, bản thân người kinh doanh hiện nay cũng chưa quan tâm đến hồ sơ pháp lý của sản phẩm, thông thường chỉ có phiếu giao hàng, hóa đơn bán hàng, hướng dẫn sử dụng và phiếu bảo hành, chưa đầy đủ các giấy tờ như: phiếu thử nghiệm, giấy chứng nhận hợp quy, phiếu kiểm tra chất lượng... Qua công tác kiểm tra, nhìn chung, các cơ sở kinh doanh điện, điện tử chấp hành tốt việc ghi nhãn hàng hóa, đầy đủ hóa đơn, chứng từ nhập hàng. Tuy nhiên, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hiện mới kiểm tra về thủ tục, nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Do điều kiện về kinh phí, thiết bị kiểm tra chưa có nên việc lấy mẫu thử nghiệm, lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu còn khó khăn, chưa thực hiện được.

Trước tình trạng thị trường vẫn còn hàng điện tử kém chất lượng, vi phạm về nhãn mác, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, yêu cầu phải được chứng nhận hợp quy, gắn dấu hợp quy (tem CR) đối với sản phẩm khi lưu thông trên thị trường là hết sức cần thiết đối với người tiêu dùng và thuận lợi cho việc quản lý những mặt hàng trên. Qua đó, góp phần giảm thiểu hàng giả, hàng kém chất lượng, làm minh bạch thị trường...

                                                                                        Hoàng Hà

 

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xuất khẩu container mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 19/3, Sở NN&PTNT, UBND huyện Lạc Sơn, Công ty TNHH Đầu tư thương mại (ĐTTM) Tiến Ngân (trụ sở tại phường Dân Chủ, TP Hoà Bình), Công ty TNHH Phát triển thương mại (PTTM) và Công nghệ sản xuất mới, Công ty Vina Agri Import Hoa Kỳ đã phối hợp tổ chức lễ xuất hàng chuyến conterner mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Dự buổi lễ có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan;  lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn, phường Dân Chủ và đại diện đơn vị đối tác. 

 "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”

(HBĐT) - Tại huyện Mộc Châu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức hội nghị "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”.

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Hai năm trước, cây gai xanh lần đầu tiên được trồng thử nghiệm ở huyện Đà Bắc với gần 20 hộ tham gia trồng, diện tích khoảng 8 ha. Đến nay, mô hình trồng gai xanh đem lại hiệu quả kinh tế khá, là hướng đi triển vọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở huyện vùng cao này.

Hỗ trợ sản xuất theo chuỗi - cơ hội cho hợp tác xã ngành hàng cá phát triển

(HBĐT) - Hiện nay, sản xuất theo chuỗi giá trị đang là lựa chọn số một của ngành nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Bắt kịp xu thế đó, với tiềm năng, lợi thế vùng lòng hồ sông Đà, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các HTX xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị đối với ngành hàng cá, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm "cá sông Đà" trên thị trường.

"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục