Giá thực phẩm, vốn đã tăng rất cao từ đầu năm đến nay, lại đứng trước nguy cơ tiếp tục tăng sau khi giá xăng dầu được điều chỉnh từ ngày 29.3.

TP.HCM: Thị trường căng thẳng

Ông Suwes, Phó tổng giám đốc Công ty chăn nuôi CP Việt Nam, nhận định: “Hiện chi phí giá thành chăn nuôi heo đã tăng khoảng 20-25%. Sau khi giá xăng tăng lên thì chắc chắn sẽ có thêm nhiều tác động trong thời gian tới. Nguồn cung thịt heo hiện nay rất căng thẳng do Trung Quốc bị dịch bệnh, thu hút một lượng lớn thịt heo đổ về phía Bắc, trong khi đó các chủ trang trại trong nước lại không muốn mở rộng sản xuất vì lo ngại chi phí đang tăng cao và rủi ro dịch bệnh. Vì vậy nhiều khả năng giá thịt heo sẽ còn tăng trong thời gian tới".

Theo một số chủ trại chăn nuôi gia súc gia cầm tại khu vực Đông Nam Bộ, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã thông báo sẽ tiếp tục tăng giá thêm 10% trong những ngày tới. Điều này càng làm tăng áp lực lên người chăn nuôi khi nhiều thứ chi phí đầu vào khác cũng tăng vọt. Từ đầu năm đến nay đã có 4 lần giá thức ăn chăn nuôi tăng.

 
Thực phẩm - mặt hàng liên tục biến động giá từ đầu năm đến nay - Ảnh: D.Đ.Minh

Giá các loại trứng cũng đang tăng lên. Ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, cho biết: “Từ ngày 1.4, giá trứng tăng khoảng 15% vì đã hết chương trình bình ổn giá, chương trình mới thì Sở Tài chính chưa duyệt mức giá đăng ký. Do đó, các doanh nghiệp đã chọn thời điểm này để tự điều chỉnh giá. Hầu hết các đại lý và siêu thị đã chấp nhận mức giá mới ngoại trừ Co.op Mart tạm hoãn tăng giá thêm vài ngày cuối tuần”.

Ông Lê Thanh Hùng, Phó giám đốc Công ty TNHH Ba Huân, nói: “Khi lập bảng kê khai các yếu tố cấu thành giá để trình lên Sở Tài chính và các cơ quan chức năng liên quan duyệt, chúng tôi chỉ tính theo mức giá vận chuyển cũ (trước 22 giờ ngày 29.3) nhưng nay giá xăng dầu tăng thì chắc chắn sẽ tác động lên giá thành sản phẩm của chúng tôi”.

Đúng ra giá hàng Vissan phải tăng lên 25% thì công ty mới đủ vốn chứ chưa có lãi. Tuy nhiên, chúng tôi phải cố gắng duy trì mức giá hiện nay chứ không dám tăng giá. Đến giữa tháng 4 Vissan sẽ có đợt tăng giá

Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Vissan

Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Vissan cũng nói: “Đúng ra giá hàng Vissan phải tăng lên 25% thì công ty mới đủ vốn chứ chưa có lãi. Tuy nhiên, chúng tôi phải cố gắng duy trì mức giá hiện nay chứ không dám tăng giá. Đến giữa tháng 4 Vissan sẽ có đợt tăng giá”.

Theo ông Huỳnh Hữu Tuấn, Quản lý siêu thị Citimart Bình Thạnh, gần như 100% mặt hàng đều thông báo tăng giá trong thời gian tới.

Hà Nội: Giá cả “nhảy múa”

Tại Hà Nội, từ chợ cóc đến siêu thị, từ gánh hàng rong vỉa hè, xe ôm đến giá xi măng, sắt thép... tất cả gần như đồng loạt tăng giá.

Kể từ ngày 1.4, các đại lý xi măng tăng giá bán khoảng 150.000 đồng/tấn, với lý do nhà sản xuất điều chỉnh giá bán. Hiện giá xi măng Hà Tiên tăng thêm 120.000 đồng/tấn, giá bán giao tại nhà máy cho loại xi măng này ở mức 1,48 triệu đồng/tấn. Giá xi măng các hãng khác sau khi điều chỉnh như Nghi Sơn là khoảng 1,57 triệu đồng/tấn, Fico khoảng 1,5 triệu đồng/tấn...

Dịch vụ ăn uống cũng được dịp “chặt chém” khi mới hôm trước một bát phở tái chín 15.000 đồng, nay đã lên 20.000 đồng. Đặc sản Gà 65 (giá 65.000 đồng/suất) ở khu vực Nguyễn Phong Sắc, Q.Cầu Giấy mới tháng trước đổi thành Gà 75, nay ông chủ quán cho biết  “sắp tới sẽ thôi không làm biển giá gà nữa”.

Tại các chợ Xanh, Nghĩa Tân (Q.Cầu Giấy), giá thịt nạc thăn, sườn đã tăng từ 90.000 đồng lên 110.000 đồng/kg, thịt ba chỉ tăng từ 80.000 đồng lên 90.000 đồng/kg, thịt thăn bò tăng 30.000 đồng, lên 190.000 đồng/kg.

Cục trưởng Cục Quản lý giá, ông Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng đợt tăng giá xăng thêm hơn 10% này khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng thêm 0,4%. Mức tăng theo các chuyên gia xét về con số thì thấp, nhưng sức lan tỏa, đặc biệt mặt tâm lý cao hơn rất nhiều. Một chuyên gia cho rằng các ngành, doanh nghiệp nhìn chung “đã thổi phồng quá mức tăng giá”. Bởi giá cả ngoài việc phụ thuộc vào chi phí (giá xăng tăng), còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý và cấu trúc thị trường. Muốn tăng phải có sự tính toán, và thời gian điều chỉnh chứ không thể thịt, cá, bò, gà lợn, hay xi măng, sắt thép đã ồ ạt tăng ngay.

                                                                    Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục