Theo các nhà bán lẻ, trong đợt tăng giá lần này phần lớn là những đơn hàng xin tăng giá từ giữa tháng 3-2011. Ngoài ra, có không ít mặt hàng thực phẩm tươi sống chịu tác động của giá xăng dầu.

Giá thịt heo tại các chợ ở TP.HCM tăng mạnh, 1kg sườn non tăng từ 120.000 lên 130.000 đồng - Ảnh: NGUYỄN KIM

Siêu thị tăng 5-10%

Phòng kinh doanh các siêu thị cho biết các thông báo tăng giá được gửi về đều đặn từ giữa tháng 2 đến nay, trong đó nhiều mặt hàng trong thời gian ngắn tăng đến hai lần. Đại diện hệ thống siêu thị Co.opMart cho biết từ giữa tháng 3, nơi này đã nhận được đề nghị tăng giá của một số nhà cung cấp trong lĩnh vực thực phẩm chế biến, tươi sống và nhựa gia dụng.

Theo đó, các sản phẩm sữa bột của Vinamilk sẽ tăng bình quân 5%, thịt heo Vissan tăng 10-15%, nhựa gia dụng tăng 5-10%, nước giải khát tăng 7%...

Ông Nguyễn Thành Nhân, phó tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết sau một thời gian đàm phán cùng nhà cung cấp và sau khi đã bán hết lượng hàng dự trữ, hệ thống siêu thị Co.opMart sẽ chính thức áp dụng mức giá mới theo đề nghị của các nhà cung cấp từ đầu tháng 4-2011.

Ông Văn Đức Mười, giám đốc Vissan, cho biết với chi phí hiện nay, các sản phẩm Vissan phải thay đổi tăng giá ít nhất từ 15% đối với mặt hàng bình ổn tươi sống, chế biến. Cụ thể, giá thịt heo đùi ngày 1-4 từ 68.000 đồng lên 78.000 đồng/kg, thịt ba rọi từ 70.000 đồng lên 81.000 đồng/kg, thịt bò đùi từ 130.000 đồng lên 150.000 đồng/kg, giò lụa sẽ có giá tương ứng 150.000 đồng/kg, thịt bò thăn lên 184.000 đồng/kg.

Theo các siêu thị, tính từ đầu tháng 3 đến nay, mặt bằng giá trong siêu thị đã được thiết lập lên một mức cao hơn khi 100% mặt hàng tại đây đều điều chỉnh tăng giá.

Giá chợ lẻ nhảy múa

Ban quản lý chợ Bình Điền (Q.8, TP.HCM) cho biết ngay khi giá xăng dầu điều chỉnh, giá hàng hóa về chợ sáng 31-3 đã tăng 7-10%. Theo đó, giá một số loại cá biển như bạc má, ngân, tôm, mực... tăng 1.000-5.000 đồng/kg, riêng cá thu tăng 15.000 đồng/kg lên 105.000 đồng/kg, tôm sú tăng 10.000 đồng/kg ở mức 130.000-220.000 đồng/kg...

Giá thủy hải sản tươi sống tăng cũng tác động đến mặt hàng khô như tôm khô tăng 10.000-30.000 đồng/kg, khô mực tăng 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, các vựa kinh doanh thủy hải sản cho biết lượng hàng về chợ giảm cũng là nguyên nhân đẩy giá tăng cao.

Chợ đầu mối tăng kéo theo giá hàng hóa về chợ lẻ cũng tăng. Bà Hai, tiểu thương kinh doanh thịt heo chợ Gò Vấp (Q.Gò Vấp), cho biết giá xăng tăng đã tác động dây chuyền đến giá cả hàng hóa tại chợ. Ngày 31-3, giá thịt heo tăng bình quân thêm 5.000 đồng/kg như thịt heo đùi: 80.000 đồng/kg, thịt nạc đùi: 85.000 đồng/kg.

Thịt heo tăng cũng kéo giá các sản phẩm chế biến từ thịt heo tăng như lạp xưởng tăng 10.000 đồng/kg lên 135.000 đồng/kg. “Sức mua hiện rất thấp, người tiêu dùng có tâm lý chi tiêu dè sẻn, cái gì cũng bớt khiến lượng hàng bán ra rất chậm” - bà Hai cho biết. Các loại rau củ quả như dưa leo, cà chua, khổ qua cũng tăng gần gấp đôi so với hai tuần trước.

Theo đánh giá của Sở Công thương TP.HCM, việc điều chỉnh giá xăng dầu sẽ tác động ít nhiều đến diễn biến giá cả thị trường. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng té nước theo mưa nơi này đã yêu cầu đoàn kiểm tra liên ngành, UBND các quận huyện tăng cường hoạt động kiểm tra những điểm có giá cả tăng bất thường.

                                                                                       Theo Tuoitre

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục