Giá cả các mặt hàng leo thang, cá chợ thưa vắng khách mua

Giá cả các mặt hàng leo thang, cá chợ thưa vắng khách mua

(HBĐT)- Ngay sau đợt tăng giá xăng, dầu ngày 29/3, giá cả hàng hoá trên thị trường tiếp tục biến động tăng, một số mặt hàng đã thiết lập mặt bằng giá mới.

 

Qua khảo sát tại thị trường các huyện, thành phố trong tỉnh, giá cả một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đang tăng mạnh, tăng nhiều nhất là gas, sắt, thép xây dựng, thực phẩm… Đơn cử gas total trước có giá 390.000 đồng/bình 13kg nay tăng lên 420.000 đồng/bình; gas petrolimex trước có giá 365.000 đồng/bình 13kg nay tăng lên 400.000 đồng. Gạo si dẻo từ 130.000 đồng/yến tăng lên 140.000 đồng/yến, gạo tám ngon giá 230.000 đồng/yến. Một số loại rau xanh cải bắp, mồng tơi, rền, ngót, súp lơ cơ bản giữ mức giá cũ, rau muống, rau ngót, rau rền giá 6.000 đồng – 8.000đồng/mớ, súp lơ xanh giá 15.000 đồng/cây, cà chua giá 15.000 đồng/kg. Giá cả tăng mạnh đã tác động trực tiếp đến đời sống hộ dân cư, việc tính toán chi tiêu với nhiều người càng trở nên ngặt nghèo.

 

Chị Bùi Thị Bình công tác tại trường mầm non xã Hào Lý (Đà Bắc) than thở: Giá cả thị trường dạo này tăng “chóng mặt” nên cũng chỉ còn cách chủ động xoay sở, hạn chế chi tiêu. Thay vì ngày nào cũng đi chợ, giờ chị chỉ đi chợ 2 lượt/tuần. Mấy ngày nay, thích ứng với tình hình tăng giá, chị áp dụng “chủ trương” giảm mua đồ ăn tươi, thực phẩm khô được mua về trữ đủ để gia đình ăn suốt mấy ngày. Chị cho biết: Lâu lâu không ăn hàng đông lạnh, giờ hỏi đến cá nục đã tăng từ 35.000 đồng/kg lên 55.000 đồng/kg, cá mực giá 230.000 đồng/kg (tăng 70.000 đồng/kg) so với thời điểm trước Tết. Còn anh Nguyễn Văn Chính ở tổ 10, phường Thái Bình (thành phố Hoà Bình) chia sẻ: Trước đây, việc chi tiêu trong gia đình đều do một tay bà xã lo liệu nên anh không mấy chú tâm đến biến động giá cả thị trường. Gần đây, nghe bà xã ca thán nhiều về tăng giá điện, giá xăng, đồ ăn, thức uống, mình không thể không bận tâm, lo lắng được.   

 

Các bà, các chị tham gia việc kinh doanh buôn bán ở chợ những ngày này cũng than phiền nhiều hơn về tình hình buôn bán ế ẩm. Chị Nguyễn Thị Liên, kinh doanh hàng tạp hoá tại chợ Thái Bình – thành phố Hoà Bình tâm sự: Lượng khách mỗi ngày may lắm cũng chỉ bằng một nửa so với trước đây. Nguyên nhân do tăng giá bán buôn từ phía nhà sản xuất, nhà phân phối. Quầy hàng đã cố gắng, thậm chí chấp nhận bán với giá thấp hơn chút đỉnh so với các quầy bán liền kề nhưng việc làm ăn, buôn bán vẫn trong tình trạng ế ẩm chung. Hiện nay, việc nhập hàng về của các tiểu thương cũng được cân nhắc, tính toán sao cho đảm bảo lợi nhuận, vừa giữ chân được khách mua, lượng hàng nhập về cũng “dè dặt”.

 

Tình hình giá cả leo thang buộc người dân phải tự cân đối, thực hiện chi tiêu hợp lý. Dự báo giá cả sẽ còn biến động trong những ngày tới.Theo ông Hoàng Đức Trường – Phó Chi cục QLTT, thị trường tỉnh không có hiện tượng tăng giá bất hợp lý, hầu hết hàng hoá tăng giá từ khâu cung ứng đầu vào. Để góp phần bình ổn thị trường, kiềm chế tốc độ tăng giá, lực lượng QLTT đang triển khai các giám sát chặt chẽ việc niêm yết giá bán và bán theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, kiểm tra, kiểm soát những vấn đề đột biến, phát sinh trên thị trường.

 

                                                                         Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục