Nhân dân xã Liên Hòa (Lạc Thủy) khai thác vùng trồng rừng theo dự án cho thu nhâp 40 triệu/ha.

Nhân dân xã Liên Hòa (Lạc Thủy) khai thác vùng trồng rừng theo dự án cho thu nhâp 40 triệu/ha.

(HBĐT) - Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (gọi tắt là Dự án 661) được triển khai ở tất cả các xã có rừng và đất lâm nghiệp thuộc 11 huyện, thành phố trong tỉnh. Đến nay có 15 BQL dự án cơ sở (4 khu bảo tồn thiên nhiên, 9 BQL dự án cơ sở tại các huyện và 1 BQL dự án cơ sở độc lập là BQL rừng phòng hộ Sông Đà) được bố trí nguồn vốn từ chương trình, dự án để đầu tư và phát triển rừng.

 

Trong 12 năm thực hiện DA 661 (1998 - 2010),  các DA rừng phòng hộ, đặc dụng cơ sở, toàn tỉnh đã trồng mới được 29.232,27 ha rừng, trung bình đạt 2.436,5 ha/năm; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh 52.393,15 lượt ha, trung bình mỗi năm được 4.366,10 ha; bảo vệ rừng  trồng, rừng tự nhiên 679.367,28 lượt ha, trung bình mỗi năm BVR được 56.613,94 lượt ha. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 48.700 hộ làm lâm nghiệp trong vùng DA, số hộ nghèo khoảng 15.600 hộ, chiếm 32% số hộ làm lâm nghiệp trong vùng DA tại nông thôn có đời sống chủ yếu dựa vào SX nông - lâm nghiệp. Hàng năm, DA tạo việc làm cho khoảng 126.500 lao động góp phần XĐ-GN, phát triển SX, ổn định đời sống, bảo đảm QP-AN. Trong giai đoạn 1999-2010, DA 661 đã xây dựng 6 vườn ươm mới tại các BQLDA rừng phòng hộ cơ sở... Ngoài ra, có nhiều vườn ươm nhỏ, lẻ tại các khu vực gần địa điểm trồng rừng. Bình quân hàng năm, các cơ sở SX cây giống của tỉnh SX được khoảng từ 8-10 triệu cây giống lâm nghiệp các loại, đảm bảo đủ lượng giống phục vụ kế hoạch trồng rừng hàng năm của tỉnh và nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Một số công trình hạ tầng lâm sinh phục vụ trồng rừng cũng đã được đầu tư xây dựng như: đường băng chống cháy rừng, trạm BVR, chòi canh và văn phòng các BQL rừng phòng hộ, đặc dụng...

Tổng vốn đầu tư cho DA trong 12 năm qua đạt 248.831,60 triệu đồng. Ngoài ra, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hoà Bình đầu tư trên 81 tỉ đồng để trồng rừng SX với hình thức trồng rừng tập trung trên đất của Công ty được giao và liên doanh, liên kết với hộ nông dân trồng rừng. Nhân dân tự bỏ vốn trên 133 tỉ đồng để trồng rừng.

Không chỉ thành công trong lĩnh vực trồng rừng, đưa độ che phủ rừng của tỉnh từ 38% năm 1999 tăng lên 46% như hiện nay, DA còn góp phần chuyển dịch mạnh mẽ chế biến, tiêu thụ từ gỗ rừng tự nhiên trước đây sang chế biến, tiêu thụ gỗ rừng trồng với khối lượng hàng trăm ngàn m3/năm. Tổng sản lượng gỗ rừng trồng SX, khai thác năm 1998-2010 ước đạt 1.244.598 m3 và giá trị ước đạt trên 1 tỉ đồng; giá trị khai thác lâm sản ngoài gỗ ước đạt trên 20 tỉ đồng. Năm 2010, sản lượng gỗ rừng trồng SX khai thác ước đạt 148.846 m3 và giá trị ước đạt 152 tỉ đồng. Sau 12 năm thực hiện DA và phong trào trồng cây của nhân dân đã tạo được vùng nguyên liệu khá ổn định, năng lực cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đáp ứng được yêu cầu; đất trống, đồi núi trọc được sử dụng có hiệu quả.

Tuy đã đạt nhiều thành công nhưng quá trình triển khai DA 661 cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Đó là việc đầu tư của Nhà nước chỉ mang tính chất hỗ trợ. Mức đầu tư cho trồng mới rừng phòng hộ và chăm sóc 4 năm là 10 triệu đồng/ha; BVR 100.000 đồng/ha/năm so với giá cả thị trường hiện nay là thấp. Người dân thực hiện DA không đủ sống nhờ vào thu nhập từ làm nghề rừng. Việc khoán BVR chỉ  áp dụng cho rừng phòng hộ, đặc dụng khi sử dụng nguồn vốn ngân sách; với rừng SX, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, chủ rừng tự bỏ vốn bảo vệ. Tuy vậy cũng có nhiều hình thức khoán linh hoạt được áp dụng như: khoán hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng, tổ BVR, LLVT... nên đã góp phần bảo vệ tốt những vùng rừng trọng điểm. Thông qua nhận khoán đã nâng nhận thức về quản lý - bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học cho nhân dân nên đã giảm áp lực từ khai thác rừng tự nhiên, góp phần giảm số vụ vi phạm lâm luật và số vụ cháy rừng.

 

Đánh giá về hiệu quả của dự án, đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh cho rằng: Đến nay, người dân đã tự nhận thức đầu tư trồng rừng là đầu tư ít, lãi nhiều hơn. Dự án 661 đã kết thúc nhưng sự nghiệp trồng rừng ở tỉnh vẫn luôn tiếp tục. Nhận thấy tầm quan trọng và giá trị kinh tế của rừng, mới đây, UBND tỉnh có chủ trương và giao cho Sở NN&PTNT xây dựng DA phục hồi, quản lý bền vững rừng phòng hộ do tổ chức JICA Nhật Bản tài trợ. Đồng thời sẽ nối tiếp thực hiện Dự án phát triển rừng SX; DA nâng cao năng lực PCCCR cho lực lượng kiểm lâm và xây dựng một số DA khác nhằm quản lý, bảo vệ, phát triển sử dụng rừng liên tục và bền vững trên địa bàn tỉnh.

 

 

                                                                                     Đinh Thắng

 

Các tin khác


Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh 

(HBĐT) - Sáng 6/6, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh giám sát trực tiếp đối với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết (NQ) của HĐND tỉnh từ năm 2019-2022 về: Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất (THĐ); về thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ). Dự, chỉ đạo buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.

Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục