Chợ nông sản Mai Châu với nhiều mặt hàng phong phú.

Chợ nông sản Mai Châu với nhiều mặt hàng phong phú.

(HBĐT) - Mở cửa từ tháng 11/2010, chợ đầu mối nông sản Mai Châu đang phát huy vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa, là nơi giao lưu, tập trung tiêu thụ hàng hóa, nông sản của bà con các dân tộc huyện vùng cao Mai Châu.

 

Chị Hà Thị Vân - một tiểu thương kinh doanh thực phẩm tươi sống tại chợ cho biết: Trước đây, khi còn ở chợ thị trấn cũ, công việc buôn bán của các tiểu thương không mấy thuận lợi, khu chợ vừa chật chội, vừa nhếch nhác. Từ khi chuyển vào chợ đầu mối nông sản, điều kiện kinh doanh tốt hơn hẳn, khu mua, bán thực phẩm, hàng rau, hàng hoa quả được quy hoạch đâu vào đấy, không còn lộn xộn, cả tiểu thương lẫn người tiêu dùng đều thấy yên tâm. Vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực kinh doanh cũng được cải thiện đáng kể.

 

Với quy mô diện tích 4.675 m2 bao gồm nhà đình 2 tầng, các nhà chợ cấp 4 và một khu sân ngoài trời đủ để bà con đến bán hàng vào các ngày họp chợ phiên. Chợ đầu mối nông sản Mai Châu đến nay đã thu hút hàng trăm cư dân, đồng thời là người trực tiếp làm ra nông sản đến họp thường xuyên ở khu sân chợ. Đặc biệt, vị trí thuận lợi đã giúp chợ kêu gọi được nhiều thương nhân vào buôn bán. Đến nay, 73 trong số 105 kiốt trong khu vực nhà đình đã có thương nhân đến kinh doanh. Hoạt động giao lưu, mua bán, trao đổi hàng hóa ở đây diễn ra sôi nổi, tấp nập thường xuyên vào tất cả các ngày, các buổi họp chợ trong tuần.

 

Bên cạnh vị trí thuận lợi, chợ đầu mối nông sản Mai Châu còn phù hợp với mô hình hiện có nhờ giao thông đi lại hợp lý, giúp giải quyết tốt vấn đề họp chợ tràn ra hành lang giao thông như ở chợ cũ, ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ. ông Phạm Văn Chiêu, Trưởng Ban quản lý chợ cho biết: người buôn bán, kinh doanh trong chợ rất phấn khởi vì từ khi vào chợ đầu mối, ANTT đảm bảo, có nội quy hoạt động tại chợ cụ thể, rõ ràng để tiểu thương chấp hành. Các vấn đề về an toàn điện, phòng cháy, chữa cháy được thực hiện nghiêm túc. Tại chợ, ở mỗi dãy kiốt đều có lắp thiết bị phòng cháy, chữa cháy và đã tổ chức họp, hướng dẫn thương nhân trong chợ về cách sử dụng thiết bị khi có sự cố xảy ra. Hệ thống cấp thoát nước, các công trình phụ trợ khép kín như nhà vệ sinh, bể nước, nhà ban quản lý, bảo vệ, phòng cứu hỏa, bồn hoa, cây cảnh được bố trí tiện dụng và đảm bảo duy trì.

 

Một đôi vợ chồng người Mông ở bản Pà Cò Con, xã Pà Cò đến mua sắm tại chợ vui vẻ cho biết: Đây là lần đầu tiên về chợ đầu mối nông sản chơi, mua sắm thấy hàng hóa ở chợ phong phú, khu chợ sạch đẹp, khang trang. Hai vợ chồng thích nhất là mua được nhiều thứ rau, quả tươi và rẻ, quần áo trẻ em cũng rất nhiều để lựa chọn.

 

Ông Hà Hiển Nhiên, Trưởng phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Mai Châu khẳng định: Mô hình chợ đầu mối nông sản huyện hoạt động hiệu quả, vấn đề tiêu thụ hàng hóa cho bà con nông dân, những bức xúc xung quanh vấn đề chợ trước đây đã được khắc phục cơ bản. Đây là sự khởi đầu khả quan để tiếp theo, huyện triển khai xây dựng chợ khu vực xã Xăm Khòe, dần đáp ứng mục tiêu cải tạo và xây dựng mạng lưới bán buôn, bán lẻ, hệ thống chợ nông thôn trên địa bàn.

                                                                        

 

                                                                   Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục