Lợn lòi mẹ đem lại hiểu quả kinh tế cao cho gia đình ông Bốn.

Lợn lòi mẹ đem lại hiểu quả kinh tế cao cho gia đình ông Bốn.

(HBĐT) - Cả xã Thượng Tiến (Kim Bôi) chỉ có 5 xóm, đời sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, mức sống vẫn còn thấp. Tuy nhiên, không chịu khuất phục những khó khăn, có những con người vẫn luôn tìm tòi ra những hướng làm kinh tế mới, từng bước đẩy lùi nghèo khó ra khỏi đời sống. Tiêu biểu là gia đinh ông Đinh Công Bốn ở xóm Lươn.

 

Không lập thành các trang trại hay có quy mô chăn nuôi lớn, mô hình chăn nuôi của nhà ông, chủ yếu là những chuồng trại được dựng lên rất đơn giản và loại lợn lòi còn được thả rông ở ngoài vườn. Tuy nhiên, tất cả trong nhà ông có tới 60-70 con lợn, gồm cả lợn trắng, lợn đại phương và lợn lòi. Đây chính là những con vật đã mang lại những giá trị kinh tế không nhỏ cho gia đình ông. Ông cho biết, trước đây đời sống kinh tế gia đình còn rất khó khăn, tất cả chỉ trông chờ vào 2 vụ lúa. Từ những kinh nghiệm ông học được từ các mô hình chăn nuôi khác và do các bộ khuyến nông truyền đạt, cuối cùng, ông đã chọn nghề chăn nuôi lợn thịt và lợn giống. Lợn nhà ông lấy giống từ vùng Ba Bị (Phú Thọ), sau được nhân giống dần dần và hiện nay, đã xuất giống lợn lòi đi các vùng lân cận. Loài lợn lòi với những đặc thù riêng nên cũng có những cách nuôi khác đặc biệt so với lợn thường. Loài này được nuôi thả quanh vườn với diện tích 400 m². Loài lợn này khoảng tầm 7 tháng mới có thể xuất chuồng và cũng chỉ đạt tới 30 – 40 kg. Tuy nhiên, giá trị kinh tế của loài này lại cao hơn loài lợn thường, trung bình với lợn thịt đạt khoảng 150.000 đồng/kg, còn lợn giống khoảng 200.000 đồng/kg, nếu rơi vào những đợt cao điểm như từ tháng 9- tháng 4, giá có thể lên cao hơn. Ngoài việc bán lợn giống và lợn thịt, gia đình ông Bốn còn cho lấy giống lợn, mỗi lần lấy giống cũng được khoảng 300.000 đồng/kg.

Khi chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, ông Bốn cho biết, nuôi loài lợn lòi này dễ hơn lợn thường, không phải chăm sóc nhiều, thức ăn là những loại rau quả quanh nhà, chúng có thể tự tìm được thức ăn. Sinh sản 1 năm được 2 lứa, mỗi lứa khoảng từ 5-9 con. Lai giống cũng không có gì khó khăn, trong đàn nhà ông cũng có khoảng 5 con lợn giống. Tuy nhiên, ông Bốn cũng cho biết khi nuôi cũng nảy sinh những khó khăn: lâu lớn, khi lớn nhất cũng chỉ được khoảng từ 30 – 40kg và đặc biệt không được cho ăn cám, chỉ được nuôi dân dã. Trừ các khoản chi phí, thu nhập từ việc chăn nuôi lợn của gia đình ông Bốn cũng đạt khoảng hơn 100 triệu đồng/năm. Với số tiền đó, gia đình ông đã có của ăn của để, cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của gia đình.

                                                                                      Bùi Thu

                                                                                    (Sở TT&TT)

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục