Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là quyền lợi chính đáng của NLĐ, nhưng nhiều chủ sử dụng lao động chưa quan tâm xứng đáng (ảnh minh hoạ). Ảnh: kỳ anh - giang huy

Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là quyền lợi chính đáng của NLĐ, nhưng nhiều chủ sử dụng lao động chưa quan tâm xứng đáng (ảnh minh hoạ). Ảnh: kỳ anh - giang huy

Tình trạng doanh nghiệp (DN) nợ đọng, thậm chí là cố tình trây ỳ nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động (NLĐ) đang là vấn đề báo động đỏ. Việc DN chiếm dụng tiền BHXH không chỉ vi phạm nghiêm trọng quyền lợi của NLĐ, mà còn đẩy NLĐ vào rủi ro không được hưởng những quyền lợi từ bảo hiểm.Thế nhưng, trong khi NLĐ luôn ở thế yếu, khó có thể đấu tranh với vi phạm này, thì những cơ quan quản lý hoặc quá nhẹ tay, hoặc thờ ơ, bất lực.

 

Những năm gần đây, ngành BHXH VN đã đẩy mạnh kiểm tra việc trích nộp BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ và an sinh xã hội. Tuy nhiên, dù các cơ quan quản lý có nỗ lực đến mấy, thậm chí nhiều DN đã bị khởi kiện ra toà, song tình trạng trây ỳ, nợ đọng tiền BHXH vẫn là quá nhiều. Con số này đã ở mức báo động với gần 2.000 tỉ đồng nợ đọng BHXH mỗi năm.

Có lợi thì trây ỳ

Theo ông Trương Trọng Thắng - Phó GĐ BHXH TP.Hà Nội - thì năm 2010 Hà Nội đang quản lý 28.000 DN, trong đó số tiền nợ BHXH hiện nay đã lên đến gần 700 tỉ đồng tại 1.200 DNNN, 14 DN có vốn đầu tư nước ngoài và 18 DN ngoài quốc doanh. Năm 2011, kế hoạch BHXH Hà Nội phải thu 10.338.683 triệu đồng. Thế nhưng chỉ 6 tháng đầu năm 2011, số tiền dư nợ BHXH của các DN trên địa bàn Hà Nội đã lên tới con số 788 tỉ đồng.

Theo báo cáo của Ban Thu BHXH Việt Nam, tính đến hết năm 2010, số người tham gia BHXH lên tới 9,47 triệu người. Tuy nhiên tính trung bình mỗi năm, số tiền nợ đọng BHXH lên tới gần 2.000 tỉ đồng.

Theo ông Thắng thì nguyên nhân chính của tình trạng nợ đọng BHXH là ý thức chấp hành pháp luật về BHXH của các chủ DN - người đang trực tiếp sử dụng lao động không nghiêm. Thậm chí các DN này còn cố tình phớt lờ những quy định pháp luật cũng như quyền lợi của NLĐ. Một số đơn vị làm ăn không hiệu quả, thua lỗ không có tiền trả lương và đóng BHXH cho NLĐ.

Trên thực tế, chủ sử dụng lao động phớt lờ các quy định, cố tình trây ỳ nợ đọng tiền BHXH còn có... nguyên nhân khác. Đại diện Tổng LĐLĐVN cho rằng, có một nguyên nhân cực kỳ quan trọng là các cơ quan quản lý, giám sát đã không thực hiện nghiêm túc các quy định. Cụ thể là với quy định hiện hành, cơ quan quản lý hoàn toàn có quyền xử phạt các DN, công bố công khai các đơn vị nợ trây ỳ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thậm chí là các cơ quan quản lý còn có thể phối hợp với các cấp ngành, với NLĐ để khởi kiện các DN và chủ sử dụng lao động ra tòa.



Tuy nhiên, dù được trao quyền để xử phạt, khởi kiện..., song chính các cơ quan quản lý lại chưa sử dụng hết phạm vi quyền hạn để giám sát và xử lý DN. Dẫn chứng cụ thể là trong quý II/2011, dù có số nợ BHXH lớn, song BHXH Hà Nội cũng chỉ có thể khởi kiện 11 đơn vị với tổng số tiền nợ trên 7,3 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền thu hồi được cũng chỉ là hơn 3,8 tỉ đồng.

Một nguyên nhân khác là cơ chế xử phạt hiện nay không đủ sức răn đe. Luật gia Hữu Dung phân tích: Một khi số tiền BHXH chiếm dụng hoặc trục lợi được lớn hơn số tiền bị phạt thì việc DN trây ỳ, nợ đọng tiền BHXH cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, quy định lạc hậu là lãi suất đối với DN chậm đóng BHXH chỉ là 10,5%/năm, trong khi đó lãi suất của ngân hàng cho các đơn vị vay để SXKD khoảng 25-27%.

Hệ lụy ai gánh?

Trong mối quan hệ giữa DN - NLĐ và cơ quan giám sát thì rất dễ để có thể thấy rằng DN đã trục lợi trên lưng NLĐ. Trong khi đó, quyền lợi của NLĐ đã bị xâm hại nghiêm trọng.

Theo ông Trương Trọng Thắng, thì nếu chỉ nhìn vào con số hàng ngàn tỉ đồng tiền BHXH bị nợ đọng, điều đó cũng đủ thấy số tiền mà DN chiếm dụng lớn đến mức nào. Trong khi đó, NLĐ lại gánh chịu hệ lụy là thiệt thòi không được tham gia BHXH. NLĐ không chỉ mất quyền lợi tham gia BHXH, mà còn gây thiệt hại lâu dài khi chuyển việc, nghỉ việc...
Một cuộc đình công đòi quyền lợi chính đáng của NLĐ trong đó có yêu cầu đơn vị phải đóng BHXH.     Ảnh: Đ.T
Một cuộc đình công đòi quyền lợi chính đáng của NLĐ trong đó có yêu cầu đơn vị phải đóng BHXH. Ảnh: Đ.T

Ngoài ra, theo phân tích của các chuyên gia thì xét ở góc độ kinh tế, điều này đã tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh và cả sự bất bình đẳng giữa các DN. Cụ thể với một DN trây ỳ, nợ đọng tiền BHXH; khi đó đồng nghĩa với việc DN này đã chiếm dụng một khoản tiền có ý nghĩa đầu tư lâu dài cho con người và cho xã hội. Qua đó họ tạo được lợi thế cạnh tranh về vốn hơn các DN khác đã thực hiện đóng tiền BHXH. Số tiền chiếm dụng càng nhiều, sự bất bình đẳng càng lớn.

Trách nhiệm của những hệ lụy này đầu tiên thuộc về các DN. Nhưng khi các DN chối bỏ trách nhiệm thì “quả bóng” này sẽ được đá sang chân của các cơ quan quản lý.

Đầu tiên có thể nói là trách nhiệm giám sát việc sử dụng lao động. Khi số tiền nợ đọng lên quá cao, các cơ quan này mới bắt đầu kiểm tra, xử phạt. Tuy nhiên, số tiền xử phạt luôn thấp hơn số tiền mà các DN chiếm dụng hoặc trục lợi được từ việc nợ tiền BHXH. Cụ thể là theo quy định hiện hành, mức xử phạt tối đa là 30 triệu đồng. Đây được cho là mức cào bằng và không đủ sức răn đe.

 

                                                                            Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục